TOP 5+ mẫu title SEO giúp tăng tỷ lệ click
Title là một phần không thể thiếu trong mọi bài viết chuẩn SEO. Một title chất lượng hay không quyết định xác suất người dùng click vào bài viết của bạn. Để có một title thật tối ưu và mang lại hiệu quả cần đáp ứng đầy đủ một số yếu tố quan trọng. Hãy để Idigi giới thiệu cho bạn một số mẫu title SEO và một số điểm cần lưu ý khi viết title chuẩn SEO nhé!
SEO title là gì?
SEO title (tiêu đề SEO) là một thuật ngữ phổ biến thường gặp trong lĩnh vực SEO. Tiêu đề này được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm khác, nó giúp người dùng hiểu nội dung của trang web trước khi họ nhấp vào liên kết đó.
Title SEO là nội dung đầu tiên xuất hiện khi người dùng truy vấn vì vậy nó cần được tối ưu hóa để hỗ trợ việc tìm kiếm và tăng cường khả năng hiển thị của trang web trên kết quả tìm kiếm. Thêm vào đó title cần viết sao cho thu hút người dùng nhất, khiến họ muốn nhấp vào trang web của mình hơn so với đối thủ.
Các yếu tố khi viết SEO title
Để có một title vừa chuẩn SEO vừa thu hút được sự chú ý của người dùng, chúng ta cần lưu ý các yếu tố sau:
Độ dài của title page
Tiêu đề không nên viết quá 60 ký tự để tránh bị cắt trong kết quả tìm kiếm. Nếu bạn viết quá dài thì trên kết quả tìm kiếm không thể hiện hết nội dung bạn muốn truyền tải được, giảm chất lượng đọc hiểu của người dùng đối với title của bạn.
Khi sử dụng các hệ thống quản lý nội dung (CMS) như WordPress sẽ có các plugin SEO như Yoast SEO, All in One SEO Pack để tối ưu hóa độ dài của title page và mô tả meta. Những plugin này thường cung cấp các hướng dẫn và cảnh báo khi tiêu đề quá dài hoặc không tối ưu. Bạn có thể tuỳ chỉnh title sao cho đạt chuẩn theo hướng dẫn.
Title phải chứa từ khoá mục tiêu
Đảm bảo rằng SEO title chứa từ khóa mục tiêu của bạn. Từ khóa này nên được đặt gần đầu tiên của tiêu đề để tăng cơ hội xuất hiện ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Vì người đọc thường đọc từ trái sang phải, như vậy sẽ giúp người dùng cũng như Google nhận diện được nội dung chính mà bạn muốn SEO. Lưu ý phải lồng ghép từ khoá thật tự nhiên và hợp lý. Không lạm dụng từ khóa trong tiêu đề vì điều này có thể khiến nội dung trở nên không tự nhiên và không hấp dẫn đối với người dùng.
Title SEO phải hấp dẫn và khác biệt
Sử dụng các từ ngữ hấp dẫn, khác biệt để thu hút sự chú ý của người dùng như:
- Các cụm từ mang tính hấp dẫn như “mới nhất”, “tốt nhất”, “độc đáo”, “giảm giá”,…
- Các cụm từ gợi hành động (CTA) như “Mua ngay”, “Tải về”, “Đăng ký”, “Xem thêm” để khuyến khích người dùng thực hiện hành động sau khi đọc tiêu đề của bạn.
- Có con số cụ thể trong title như “TOP 5”, TOP 3”, “10+”,…
Ngoài ra tiêu đề SEO phải là duy nhất và không được trùng với những bài viết tương tự của đối thủ. Google rất không thích những nội dung trùng lặp trong SEO, nếu bị phát hiện sẽ gây ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn trên SERPs.
SEO title phải phản ánh nội dung
Ngoài các yếu tố trên, thì SEO title còn phải thể hiện được bài viết của bạn viết về cái gì, có những nội dung nào. Trình bày sao cho người đọc có thể biết được bài viết của bạn thông qua việc đọc title.
Không nên viết phóng đại (click bait), sai sự thật hoặc đề cập đến nội dung không xuất hiện trong bài viết. Như vậy sẽ mang lại trải nghiệm không tốt cho người dùng, khiến tăng tỷ lệ thoát trang. Và Google cũng biết được nếu bạn viết title không có liên kết với nội dung và sẽ tự thay đổi SEO title tag của bạn.
SEO title cần đúng intent của người dùng
Hãy tìm hiểu kỹ intent (ý đinh) của người dùng khi search từ khoá bạn muốn SEO. Đặt mình vào vị trí của người dùng để hiểu rõ họ đang tìm kiếm thông tin gì và mục đích chính của họ. Sau đó hẳn viết title đúng thứ người dùng cần.
Xem ngay: Dịch vụ SEO tại idigi – Cam kết lên TOP 1000+ từ khoá
Gợi ý một số mẫu title SEO thu hút
Dưới đây là một số mẫu title SEO mà chúng tôi gợi ý theo các công thức phổ biến, dễ dàng thu hút người dùng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng khi viết title:
Mẫu title SEO mang mục đích hướng dẫn
Đây là một mẫu viết tiêu đề khá phổ biến, vì người dùng thường có xu hướng lên Google để tìm hiểu cách làm cái gì đó khi họ không biết thay vì những nền tảng mạng xã hội khác. Vậy nên những tiêu đề mang tính hướng dẫn thường rất thu hút người dùng click vào.
Ví dụ:
- “Hướng dẫn chi tiết: Cách tạo website từ A đến Z cho người mới”
- “Hướng dẫn nấu món bún bò Huế đơn giản tại nhà”
- “10 bước cơ bản để viết một bài blog thu hút độc đáo”
Mẫu title SEO toplist
Khi người dùng search từ khoá chính là mục đích muốn so sánh sản phẩm, tham khảo sản phẩm, đánh giá sản phẩm,…Thì các mẫu title toplist rất dễ thu hút người dùng.
Ví dụ:
- “TOP 5 dòng iPhone đáng dùng nhất năm 2024”
- “TOP 10 phim kinh dị không thể bỏ lỡ”
- “TOP 3 địa điểm đáng đi nhất mùa hè”
Mẫu title SEO mang tính cảnh báo
Cảnh báo thường liên quan đến những vấn đề quan trọng và nguy hiểm, điều này khiến người đọc tò mò muốn biết thông tin chi tiết để tự bảo vệ mình hoặc giải quyết vấn đề.
Ví dụ:
- ” 7 nguyên nhân gây nổi mụn ồ ạt”
- “Những dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ xấu”
Mẫu title SEO dạng câu hỏi
Mẫu title SEO dạng câu hỏi rất dễ đánh trúng intent của người dùng nếu bạn xác định đúng. Câu hỏi trùng khớp với những gì người dùng đang tìm kiếm thì khả năng cao họ sẽ click vào bài viết của bạn.
Ví dụ:
- “Làm thế nào để chọn sản phẩm skincare phù hợp?”
- “Có nên sử dụng kỹ thuật SEO mũ xám không?”
- “Nên ở chung cư hay nhà mặt đất?”
Mẫu title SEO sử dụng những câu nói hot trend
Những câu nói hot trend tạo ra sự độc đáo và nắm bắt được thị hiếu của người dùng. Đa số những title có sử dụng câu nói hot trend đều dễ dàng thu hút người dùng, tạo sự thích thú và tò mò.
Ví dụ:
- Những điều cần biết khi “sống chung với mẹ chồng”
- Samsung vượt mặt iPhone – “không phải dạng vừa đâu”
Xem thêm: SEO Audit là gì? 4+ yếu tố cần đánh giá khi SEO Audit tổng thể
Hi vọng bài viết này giúp ích cho bạn!
Hướng dẫn cách đi backlink social entity hiệu quả và 2 lưu ý cần biết
Trong thế giới SEO, backlink từ các social entity là một tài nguyên vô cùng giá trị. Đây là cách giúp tăng cường uy tín và độ tin cậy của trang web của bạn trong mắt các công cụ tìm kiếm nhanh nhất. Vì vậy hãy cùng Idigi tìm hiểu cách đi backlink social entity đúng cách sao cho hiệu quả nhất nhé!
Giới thiệu về backlink social entity
Các thuật toán của Google liên tục được cập nhật để kiểm soát tình trạng các website spam backlinks. Do vậy các SEOer hướng đến các cách đi backlink social entity trên nhiều nền tảng mạng xã hội, đây được xem là một biện pháp khá an toàn và bền vững hơn.
Hãy phân tích rõ hơn về khái niệm này:
Entity trong SEO đề cập đến việc định danh cho một trang web hoặc tổ chức trên Internet như một thực thể tồn tại độc lập và khác biệt với các trang web khác cùng lĩnh vực.
Vậy social entity là gì? Đây là các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Linkedin,… và Social Entity thường phải đăng ký và xác thực thông tin để “định danh” một người dùng hoặc tổ chức trên các nền tảng này.
Khi bạn khai báo thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống Social và có backlink từ các trang mạng xã hội đến website chính thức của bạn thì đây gọi là “Backlink social entity” – Liên kết giúp kết nối một thực thể cụ thể trong không gian mạng xã hội đến website và kết nối thông tin giữa các nền tảng khác nhau một cách chính xác.
Tầm quan trọng của việc đi Backlink social entity
Biết cách đi backlink social entity một cách hiệu quả sẽ đem lại nhiều lợi ích quan trọng và bền vững cho chiến lược SEO và marketing của bạn, nó hoàn toàn khác biệt so với việc spam backlinks. Đây là một phương pháp rất an toàn được nhiều SEOer thực hiện bởi các lợi ích sau:
Tăng độ tin cậy và uy tín: Khi bạn cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, thông tin liên hệ và các thông tin khác trên các nền tảng xã hội, điều này giúp xây dựng sự tin cậy và uy tín đối với doanh nghiệp của bạn.
Kết nối thông tin: Việc dữ liệu được liên kết với nhau trên các nền tảng khác nhau giúp tạo ra một mạng lưới thông tin chặt chẽ. Điều này không chỉ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp mà còn làm tăng tính đáng tin cậy trong mắt các công cụ tìm kiếm như Google.
Tăng cường sự hiện diện trực tuyến: Các backlink từ social entity giúp tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trên Internet. Điều này có thể tăng cơ hội được khách hàng tiềm năng tìm thấy doanh nghiệp của bạn trên các kênh truyền thông xã hội và tăng cường lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.
Favor từ công cụ tìm kiếm: Google và các công cụ tìm kiếm khác thường đánh giá cao các trang web có liên kết từ các nguồn uy tín và có độ tin cậy. Do đó, việc có các link entity trên social có thể cải thiện vị trí của trang web của bạn trên các kết quả tìm kiếm.
Xem ngay: Dịch vụ SEO website tổng thể Idigi – Cam kết có chuyển đổi
Cách đi backlink social entity hiệu quả
Dưới đây là cách đi backlink social entity sao cho hiệu quả với website của bạn:
Xây dựng Profile đầy đủ
Trước tiên bạn cần tạo một profile với đầy đủ thông tin của doanh nghiệp. Đảm bảo hồ sơ của bạn trên các mạng xã hội cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp. Bao gồm tên, địa chỉ, thông tin liên hệ, giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ và lịch sử hoạt động. Chắc chắn rằng thông tin này khớp với những gì đã được công bố trên website.
Đưa Profile lên mạng xã hội
Đưa profile đã được xây dựng lên trang mạng xã hội và kèm thêm hình ảnh chất lượng cao và phản ánh đúng về doanh nghiệp của bạn. Hình ảnh nổi bật và chuyên nghiệp sẽ giúp thu hút sự chú ý từ người dùng.
Xác thực thông tin chủ doanh nghiệp
Sử dụng Schema của Google để xác định thông tin về người sáng lập doanh nghiệp. Đảm bảo rằng thông tin này phải khớp và đồng nhất với các thông tin trên các mạng xã hội của doanh nghiệp. Bạn có thể cung cấp thông tin về các thuộc tính của entity profile bằng các đánh giá Schema như: Product, Organization, Event…
Theo dõi quá trình Index cho Social
Thường sau khoảng 3 – 4 ngày, các entity sẽ tự động được index trên các công cụ tìm kiếm. Thời gian index có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trang social. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tăng tốc quá trình index, bạn có thể sử dụng các công cụ như “ép index” hoặc “ping entity” để thúc đẩy quá trình này.
Liên kết mạng xã hội với website
Sau khi được index hãy liệt kê các liên kết đến các trang mạng xã hội trên website của bạn và cung cấp một danh sách đầy đủ các trang xã hội trong Schema của trang web.
Tương tác và đánh giá từ mạng xã hội
Tạo các kênh đánh giá và tương tác trên mạng xã hội để khách hàng có thể chia sẻ ý kiến và trải nghiệm của họ. Điều này giúp tăng cường mối quan hệ và tương tác giữa công ty và khách hàng.
Một số lưu ý trong cách đi backlink social entity
Khi chọn mạng xã hội, web 2.0, hoặc diễn đàn để tạo backlink, bạn cần xác định những yếu tố quan trọng sau:
Khả năng Index trên Google: Đảm bảo rằng trang web mà bạn chọn không có thẻ NOINDEX, điều này đảm bảo rằng trang của bạn sẽ được index trên các công cụ tìm kiếm như Google.
Ưu tiên các thông tin quan trọng: Một số trang mạng xã hội giới hạn thông tin được điền vào, vì vậy hãy ưu tiên những thông tin quan trọng như tên doanh nghiệp và bắt buộc là phải có link website của bạn.
Xem thêm: Social entity là gì? Tổng hợp thông tin từ A – Z về entity
SEM là gì? 2 hoạt động chính trong SEM Marketing
Đa số các doanh nghiệp ngày nay đều sử dụng công cụ tìm kiếm cho chiến lược marketing để quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Trong đó, SEM (Search Engine Marketing) là một trong những khái niệm quan trọng và cần thiết mà các nhà quảng cáo và doanh nghiệp cần nắm vững. Hãy cùng Idigi khám phá SEM là gì trong marketing và ưu, nhược điểm khi sử dụng SEM nhé!
SEM là gì?
SEM (Search Engine Marketing) là một chiến lược tiếp thị trực tuyến nhằm tăng cường hiệu quả quảng cáo thông qua việc sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo. SEM bao gồm các hoạt động quảng cáo trả tiền để hiển thị quảng cáo trên các trang kết quả tìm kiếm (SERP).
Cách thức trả chi phí SEM là thông qua mô hình trả tiền mỗi lần nhấp (PPC – Pay Per Click). Có nghĩa là bạn sử dụng SEM để marketing thì Google sẽ cho các bài viết của bạn lên đầu trang tìm kiếm và sẽ thu phí khi có một lượt nhấp vào trang của bạn.
Sự khác nhau giữa SEM và SEO
Để hiểu rõ hơn SEM là gì hãy cùng phân biệt hai thuật ngữ SEO và SEM trong bảng bên dưới:
SEM | SEO | |
Định nghĩa | SEM là việc sử dụng các phương tiện trả tiền để hiển thị quảng cáo của bạn trên các trang kết quả tìm kiếm. | SEO là việc tối ưu hóa nội dung và cấu trúc của trang web để cải thiện vị trí và hiển thị tự nhiên trên các trang kết quả tìm kiếm. |
Mục tiêu | Tăng lượng truy cập và chuyển đổi thông qua quảng cáo trả tiền. | Tăng lượng truy cập tự nhiên từ các công cụ tìm kiếm và xây dựng uy tín, độ tin cậy cho trang web. |
Phương pháp | Sử dụng các nền tảng quảng cáo như Google Ads để đặt và quản lý quảng cáo dựa trên từ khóa, đối tượng khách hàng, địa lý, vv. | Tối ưu hóa từ khóa, nội dung, backlink, tối ưu hóa tốc độ trang, vv., để đáp ứng các yêu cầu của công cụ tìm kiếm và cải thiện xếp hạng trên SERPs |
Thời gian | Quảng cáo sẽ xuất hiện trên đầu trang kết quả tìm kiếm ngay sau khi triển khai. | Để lên top SEO đòi hỏi thời gian và công sức đầu tư để tối ưu hóa các yếu tố kỹ thuật SEO. |
Kết quả | Hiển thị quảng cáo ngay lập tức trên đầu trang tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. | Thứ hạng của web được xác định bởi các yếu tố như chất lượng nội dung, uy tín của trang web,… và kỹ thuật của SEOer. |
Áp dụng trong chiến dịch Marketing | SEM sẽ thích hợp hơn cho các chiến dịch ngắn hạn, yêu cầu thời gian gấp rút. | SEO sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho các chiến dịch dài hạn, vì khi SEO tốt sẽ giúp giữ được lượng truy cập tự nhiên và ổn định trong thời gian dài. |
Các hoạt động trong SEM
Dù có sự khác nhau cơ bản giữa SEM và SEO, nhưng chúng vẫn có một sự phụ thuộc nhất định. Ngoài ra trong SEM còn bao gồm cả PSA (quảng cáo tìm kiếm có trả phí). SEO đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vị trí tự nhiên trên SERPs, trong khi PSA giúp đẩy nhanh việc hiển thị quảng cáo trên SERPs.
SEO (Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm)
SEO là quá trình thực hiện các kỹ thuật nhằm cải thiện vị trí của website trên các công cụ tìm kiếm. Các yếu tố kỹ thuật của SEO như là nghiên cứu từ khoá, tối ưu hoá nội dung, tối ưu hoá SEO On-page và Off-page,… Bạn có thể xem thêm về các kỹ thuật viết blog SEO để cải thiện chiến dịch marketing của mình tốt hơn.
SEM và SEO có thể tương hỗ lẫn nhau để tạo ra một chiến lược marketing toàn diện và hiệu quả hơn. Ví dụ, việc sử dụng SEM để quảng cáo các sản phẩm mới, sự kiện đặc biệt, hoặc khuyến mãi có thể đi kèm với việc tối ưu hóa SEO cho nội dung chất lượng và bền vững trên trang web.
Bằng cách kết hợp cả hai chiến lược, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi ích ngay lập tức từ SEM cũng như xây dựng cơ sở vững chắc từ SEO để thu hút và giữ chân khách hàng lâu dài.
Xem thêm: Dịch vụ SEO tổng thể tại idigi chất lượng tốt, lên top nhanh
PSA (Quảng cáo tìm kiếm có trả phí)
PSA tập trung vào việc sử dụng quảng cáo trả phí trên các công cụ tìm kiếm để hiển thị quảng cáo của bạn trên SERPs. PSA hoạt động dựa trên mô hình trả phí cho mỗi nhấp chuột (Pay-Per-Click), tức là bạn chỉ phải trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn.
PSA trong SEM cho phép bạn hiển thị quảng cáo ngay lập tức trên SERPs khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, mang lại một lượng lớn truy cập từ khách hàng. Công cụ quảng cáo PSA cho SEM phổ biến như là:
- Google Ads (AdWords): Nền tảng quảng cáo tìm kiếm phổ biến nhất, cho phép quảng cáo trên Google Search Network và Google Display Network.
- Microsoft Advertising (Bing Ads): Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Bing và các đối tác liên quan.
Ưu và nhược điểm của SEM trong marketing
Ưu điểm
Tăng lượt truy cập: SEM cho phép hiển thị quảng cáo ngay lập tức trên SERP với vị trí đứng đầu khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Điều này giúp tăng cơ hội thu hút khách hàng mục tiêu ngay từ giai đoạn tìm kiếm đầu tiên.
Mục tiêu đúng đối tượng khách hàng: SEM cho phép bạn chọn đối tượng khách hàng cụ thể dựa trên địa lý, độ tuổi, giới tính, quan tâm và hành vi trực tuyến.
Khả năng đo lường được: SEM cung cấp các công cụ đo lường và phân tích chi tiết về hiệu suất quảng cáo của bạn. Bạn có thể theo dõi lượng nhấp vào quảng cáo, tỷ lệ chuyển đổi, chi phí mỗi chuyển đổi và nhiều thông tin khác để tối ưu hóa chiến dịch và cải thiện ROI.
Nhược điểm
Chi phí cao: Như bạn đã biết khi đứng đầu trên SERPs thì sẽ nhận được lượt truy cập “khủng” như thế nào. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra xác xuất người dùng click vào các bài viết đứng top 3 là 80%. Việc phải trả tiền mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo (PPC) có thể đòi hỏi ngân sách quảng cáo lớn để đảm bảo hiệu quả.
Tâm lý khách hàng: Mặc dù xác suất khách hàng click vào trang web là rất cao, tuy nhiên không phải là 100% vì sẽ có một số người không thích cái mác quảng cáo.
Xem thêm: CTR là gì? Cách tăng tỉ lệ nhấp chuột trong SEO
TOP 7+ thủ thuật viết blog SEO lên top nhanh
Bạn đam mê viết blog và muốn nắm bắt các kỹ thuật SEO để nội dung của mình được tìm thấy và đánh giá cao trên các công cụ tìm kiếm? Nắm vững các kỹ thuật SEO không chỉ giúp blog của bạn đạt được vị trí cao trên kết quả tìm kiếm mà còn tăng cơ hội tiếp cận độc giả mục tiêu. Hãy cùng Idigi khám phá các thủ thuật viết blog SEO hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!
Viết blog chuẩn SEO là gì?
Viết blog là hoạt động tạo và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, ý kiến hoặc kiến thức chuyên môn trên một trang web cá nhân hoặc doanh nghiệp qua các bài viết. Mục đích chính là tương tác, chia sẻ thông tin hữu ích và xây dựng cộng đồng trực tuyến. Trong khi đó, SEO là quá trình tối ưu hóa các yếu tố trên trang web và nội dung của bạn để tăng cường khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm như Google.
Dựa vào các thủ thuật viết blog SEO giúp tăng cơ hội xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google và các công cụ tìm kiếm khác. Điều này giúp tăng lượng traffic hữu ích từ người dùng có nhu cầu tìm kiếm liên quan đến nội dung bạn cung cấp.
Các thủ thuật viết blog SEO
Tìm hiểu rõ intent khách hàng
Đối tượng mục tiêu của bạn là khách hàng, vì vậy bài viết của bạn phải thực sự là những gì họ đang muốn tìm kiếm. Đừng viết bài theo sở thích của mình mà hãy tìm hiểu rõ intent (ý định) của khách hàng, đây là một thủ thuật viết blog SEO quan trọng hàng đầu không thể thiếu. Bằng cách hiểu rõ intent này, bạn có thể tạo ra nội dung phù hợp và thu hút được độc giả mục tiêu.
Có 4 loại intent của khách hàng:
- Intent thông tin (Informational): Khách hàng đang tìm kiếm thông tin, kiến thức, hướng dẫn.
- Intent giao dịch (Transactional): Khách hàng có ý định mua hàng, sử dụng dịch vụ hoặc thực hiện một hành động cụ thể
- Intent Navigational: Khách hàng đang tìm kiếm trang web cụ thể hoặc thông tin về một thương hiệu, sản phẩm.Commercial
- Intent (Intent Thương Mại): Loại intent này liên quan đến những từ khóa có tính chất thương mại, như so sánh sản phẩm, đánh giá sản phẩm/dịch vụ, và các từ khóa liên quan đến mua hàng.
Nghiên cứu từ khoá
Thủ thuật viết blog SEO thứ 2 đó là nghiên cứu và lựa chọn từ khoá. Đầu tiên, hãy xác định chủ đề chính mà bạn muốn viết. Đảm bảo chủ đề này liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoặc sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn quảng bá để chọn ra các từ khoá chính mà bạn muốn SEO. Ngoài từ khoá chính hãy sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner, SEMrush,..để tìm các từ khóa phụ có liên quan.
Đối với các trang web mới hãy tận dụng viết về các từ khoá dài (long-tail keyword). Đây là những từ khoá có độ dài trung bình từ 5 đến hơn 10 từ.
Một số lý do bạn nên tận dụng từ khoá dài:
- Các từ khóa dài thường có ít người tìm kiếm hơn và ít cạnh tranh hơn so với từ khóa ngắn và phổ biến hơn.
- Người dùng thường sử dụng từ khóa dài khi họ muốn tìm thông tin cụ thể, bạn có thể tận dụng điều này để nắm bắt intent khách hàng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Bằng cách tối ưu hóa cho từ khóa dài, bạn có thể nhanh chóng tạo ra mức độ nhận diện nhanh chóng với khách hàng.
Cuối cùng bạn cần sắp xếp từ khoá theo nhóm liên quan, từ đó tạo ra một bộ từ khoá đầy đủ cho chiến dịch SEO.
Tối ưu hoá tiêu đề và mô tả
Bạn nên sử dụng từ khóa chính ở phần đầu của tiêu đề, tuy nhiên không được lồng ghéo từ khoá quá nhiều gây mất tự nhiên. Viết tiêu đề thật hấp dẫn có thể thu hút được khách hàng click vào bài viết của mình, nên sử dụng các từ ngữ như “Hướng dẫn,” “Top,” “Tốt nhất,” “Mẹo,” “Bí quyết,”… để tạo hiệu ứng hấp dẫn. Luôn giữ tiêu đề trong khoảng 50-60 ký tự để đảm bảo hiển thị đầy đủ trên kết quả tìm kiếm.
Mô tả là phần xuất hiện bên dưới tiêu đề cũng quan trọng không kém. Bạn cần có một đoạn mô tả hấp dẫn, thu hút người dùng, chứa từ khoá cần Seo nhưng phải ngắn gọn không quá 160 ký tự.
Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể tại idigi.vn – Cam kết lên TOP nhanh chóng và bền vững
Tạo nội dung chất lượng
Đây là một trong những thủ thuật viết blog SEO cực kỳ quan trọng. Hãy lên dàn ý cho các nội dung mà bạn muốn viết trước, rồi sau đó mới triển khai viết nội dung. Như vậy bạn sẽ dễ dàng nắm được những gì mình cần viết. Sử dụng các tiêu đề con (Heading) để cấu trúc bài viết được rõ ràng, và dễ tiếp cận cho ngừoi đọc. Lồng ghép từ khoá vào nội dung thật tự nhiên, đồng thời duy trì được tỷ lệ xuất hiện của từ khoá từ 3-5%.
Nên viết 3-4 câu trong một đoạn rồi cách dòng viết tiếp như vậy sẽ khiến người đọc cảm thấy mượt mà hơn và không bị rối. Kiểm tra kỹ càng các lỗi chính tả, cấu trúc câu trước khi đăng tải bài viết.
Bạn có thể viết về các nội dung phân tích chuyên sâu như nội dung chia sẻ kiến thức, kỹ thuật, đánh giá chi tiết,… hoặc các nội dung hot trend liên quan đến lình vực website của bạn. Các nội dung như vậy thường rất thu hút người đọc.
Thêm video/ hình ảnh mình hoạ
Một nội dung chỉ toàn chữ có thể gây nhàm chán cho người đọc vì vậy hãy sử dụng ví dụ, hình ảnh minh họa, bảng biểu để làm cho thông tin trở nên sinh động và dễ hiểu hơn. Và viết bài chuẩn SEO thì không thể thiếu bước tối ưu từ khoá cho các thẻ alt-text, mô tả của hình ảnh bạn sử dụng nhé.
Tối ưu hoá URL
Thủ thuật viết blog SEO này nhấn mạnh về việc sử dụng URL ngắn gọn, dễ đọc, không có từ ngữ dư thừa, và mô tả chính xác nội dung của trang. Đặc biệt, bạn nên đặt từ khóa chính của mình vào URL để giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang web của bạn.
Sử dụng liên kết có giá trị
Hai liên kết quan trọng trong thủ thuật viết blog SEO đó là internal link và backlink. Bằng cách thêm các liên kết nội bộ (Internal link) trong bài viết, bạn có thể cung cấp thêm thông tin cho độc giả và giúp tăng cường sự liên kết giữa các trang trong website của mình.
Ngoài ra, hãy tạo nội dung thật xịn xò để tăng cơ hội nhận được backlinks từ các website uy tín. Vì các công cụ tìm kiếm đánh giá backlink như một tín hiệu cho thấy nội dung trên trang web của bạn mang lại giá trị cao cho cả người đọc và các trang web khác.
Xem thêm: 11+ lỗi kỹ thuật SEO phổ biến và các khắc phục
Hi vọng qua bài viết này bạn biết thêm được các thủ thuật viết blog SEO quan trọng để xây dựng cho website của mình!
SERPs là gì? Các yếu tố xếp hạng website trên SERPs
Chắc hẳn bạn đã từng thấy từ SERPs xuất hiện khá phổ biến trong SEO. Nhưng vì là chữ viết tắt của một cụm từ tiếng anh nên bạn vẫn chưa thực sự hiểu SERPs là gì. Vậy thì hôm nay hãy để idigi giới thiệu cho bạn biết SERPs là gì và tại sao nó lại quan trọng trong SEO nhé!
SERPs là gì?
SERPs là viết tắt của cụm từ “Search Engine Results Pages” trong tiếng Anh hay “Trang kết quả tìm kiếm” trong tiếng Việt. Đây là trang bao gồm các kết quả hiển thị sau khi người dùng truy vấn trên Google. Các SERPs chứa các kết quả tìm kiếm mà công cụ tìm kiếm xác định là phù hợp nhất với từ khóa được nhập.
Các loại kết quả hiển thị trên SERPs
Để hiểu rõ SERPs là gì một cách chi tiết hơn, thì bạn cần biết các loại kết quả sẽ hiển thị trên SERPs khi người dùng tìm kiếm sẽ tùy thuộc vào loại từ khóa và nhu cầu. Các loại hiển thị rất đa dạng, bao gồm các loại được liệt kê sau đây:
Liên kết đến trang web có trả phí
Là các bài viết chạy quảng cáo AdWords của Google, các trang web chạy quảng cáo sẽ luôn được hiển thị nằm trong top 7 đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm, và có từ “quảng cáo” nhỏ xuất hiện phía trên.
Liên kết đến trang web không trả phí
Đây là các kết quả tự nhiên xuất hiện dựa trên thuật toán của công cụ tìm kiếm và được xếp hạng dựa trên yếu tố SEO và chất lượng nội dung của trang web. Liên kết này thường đi kèm với tiêu đề và mô tả ngắn về nội dung của trang.
Đoạn trích
Đây là các phần đoạn văn ngắn được trích xuất từ trang web để trả lời trực tiếp câu hỏi của người dùng. Đoạn trích thường được đặt ở vị trí cao nhất trên trang SERPs và thu hút sự chú ý của người dùng.
Ảnh
Nếu từ khóa tìm kiếm có liên quan đến hình ảnh, các kết quả ảnh có thể được hiển thị trên trang SERPs. Người dùng có thể nhấp vào ảnh để xem chi tiết hoặc truy cập vào trang web mà ảnh được liên kết.
Video
Nếu từ khóa tìm kiếm có liên quan đến video, các kết quả video có thể được hiển thị trên trang SERPs. Người dùng có thể xem video trực tiếp trên trang SERPs hoặc chuyển hướng đến trang web nơi video được đăng tải.
Bản đồ địa điểm
Khi người dùng tìm kiếm địa điểm nào đó. Google sẽ hiển thị bản đồ của địa điểm đó lên đầu, người dùng có thể click vào để xem đường đi chi tiết hơn.
Bảng mua sắm
Google có thể hiển thị thanh mua sắm nằm ngang hoặc dọc bên góc phải, gồm nhiều sản phẩm từ các sàn TMĐT khác nhau khi từ khoá người dùng tìm kiếm có liên quan cụ thể đến một sản phẩm nào đó.
Tin tức hàng đầu
Các kết quả còn hiển thị các tin tức, sự kiện nổi bật nhất từ các website uy tín như Toquoc.vn, VnExpress, Báo Lao Động…
Tính năng đặc biệt khác
Bên cạnh những thành phần trên, các trang SERPs còn có thể hiển thị các tính năng đặc biệt như đánh giá sao (star ratings), câu hỏi thường gặp (FAQs), bài viết liên quan (related articles), kết quả Wikipedia, các tin tuyển dụng,..
Xem ngay: Dịch vụ SEO website tại idigi.vn – Cam kết 1000+ từ khoá lên TOP
Tầm quan trọng của SERPs trong SEO
Những vị trí đầu tiên trên SERPs mang đến rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, nhất là trong Top 3. Nếu website của bạn đứng vị trí top 1 thì xác suất nhấp chuột trung bình lên đến 80%, do đó khả năng chuyển đổi của website là rất lớn, mang lại nhiều cơ hội hơn so với các website cùng ngành.
Như bạn có thể thấy để đạt được vị trí cao trên SERPs sẽ có hai cách đó là chạy quảng cáo từ Google và dùng kỹ thuật SEO để nâng thứ hạng website. Tuy nhiên, các vị trí đầu tiên thường được ưu cho các bài viết chạy quảng cáo, và sau đó mới đến các bài viết SEO tốt.
Không phải mọi lượt truy cập đều nằm ở Top 1, vì vậy hãy tìm cách tối ưu SEO sao cho website của bạn đạt được vị trí càng cao trên SERPs càng tốt. Vì vậy đối với các SEOer việc hiểu rõ SERPs là gì, cách SERPs hoạt động ra sao giúp tối ưu hóa nội dung và chiến lược SEO hiệu quả hơn.
Khi làm tốt SEO và đạt được thứ hạng cao thì vị trí sẽ luôn ổn định, mang lại một lượng lớn lượt truy cập cho doanh nghiệp, đồng thời không phải tốn chi phí để chạy quảng cáo từ Google.
Các yếu tố xếp hạng website trên SERPs
Mặc dù Google không tiết lộ hoàn toàn về thuật toán xếp hạng, nhưng thông qua nghiên cứu và hiểu biết về cách hoạt động của thuật toán tìm kiếm, cũng như tài liệu hướng dẫn từ Google về cải thiện chất lượng trang web, chúng ta có thể biết được một số yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trang web trên Google như sau:
Nội dung chất lượng: Nội dung phải mang tính chất thông tin, hữu ích và đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Nội dung phải đầy đủ, phong phú, có giá trị và khác biệt so với nội dung của các trang web khác.
Mức độ tối ưu hoá On-Page: Bao gồm việc tối ưu hóa từ khóa, tiêu đề, mô tả, URL, thẻ heading, hình ảnh, nội dung, thời gian tải trang, trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động, v.v.
Chất lượng Backlinks: Số lượng và chất lượng các liên kết đến trang web từ các trang có uy tín cao, có liên quan và có nội dung chất lượng khác cũng ảnh hưởng đến xếp hạng trên SERPs.
Trải nghiệm người dùng: Thời gian tải trang nhanh, thiết kế responsive, dễ đọc và dễ tiếp cận, sử dụng HTTPS, tính tương tác cao, và thân thiện với các thiết bị di động.
Tỉ lệ thoát: Tỉ lệ người dùng rời khỏi trang và thời gian mà người dùng dành trên trang web cũng là các yếu tố mà các công cụ tìm kiếm quan tâm.
Độ tin cậy và uy tín: Sự tin cậy của trang web được đánh giá thông qua các chỉ số như SSL, độ tin cậy của nguồn tin, độ tin cậy của tác giả nếu là nội dung chuyên môn, v.v.
Xem thêm: 6+ mô hình backlink giúp website lên TOP cao
Bài viết vừa chia sẻ cho bạn các thông tin hữu ích cho câu hỏi “SERPs là gì?”. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ công cụ tìm kiếm này hơn và cách mà SERPs hoạt động nhé!
Reciprocal link là gì? 3 điều nên tránh khi sử dụng
Reciprocal Link là một thuật ngữ trong SEO, đây là loại liên kết mà 2 trang web trao đổi cho nhau. Việc sử dụng reciprocal link có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích nhưng cũng cần phải cẩn thận vì có thể sẽ dính phạt từ Google. Hãy cùng idigi tìm hiểu xem Reciprocal Link là gì và cách sử dụng sao cho đúng nhé!
Reciprocal Link là gì?
Reciprocal Link hay còn gọi là liên kết trao đổi, liên quan đến việc hai trang web thoả thuận trao đổi liên kết với nhau. Điều này có nghĩa là trang web A đặt một liên kết đến trang web B và ngược lại, tạo thành một mạng lưới liên kết giữa hai trang web này.
Các Reciprocal Link thường được sử dụng như một phần của chiến lược xây dựng liên kết nhằm tăng cường uy tín trang web và cải thiện vị trí trong kết quả tìm kiếm trên các công cụ như Google. Một số lợi ích mà reciprocal link mang lại được kể đến như sau:
Tăng độ uy tín của website
Bằng cách hợp tác đổi liên kết với các trang web có uy tín và liên quan, Reciprocal Link có thể giúp tăng cường sức mạnh và độ uy tín của trang web trong mắt các công cụ tìm kiếm.
Tăng lượng traffic và backlink
Việc liên kết đổi lấy giữa các trang web có thể tạo ra một luồng lượng traffic mới từ các trang web đối tác, đồng thời tăng cường số lượng backlink chất lượng đến trang web của bạn.
Thúc đẩy sự hợp tác và mối quan hệ
Reciprocal Link không chỉ là việc trao đổi liên kết mà còn là cơ hội để xây dựng mối quan hệ và hợp tác với các đối tác trong ngành, từ đó mở ra các cơ hội hợp tác mới và tương tác tích cực.
Mặc dù, reciprocal link mang lại nhiều lợi ích tốt như vậy nhưng bạn cũng cần phải có một chiến lược sử dụng rõ ràng, minh bạch để tránh bị phạt bởi Google.
3 Lưu ý khi sử dụng Reciprocal Link
Google đánh giá cao các trang web mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, nghiêm cấm các hành động như spam, xây dựng liên kết tràn lan. Mọi trang web đều phải đảm bảo mang lại giá trị cho người đọc.
Vì vậy những hành động lạm dụng reciprocal link như dưới đây dễ có nguy cơ bị Google phạt, bạn nên TRÁNH sử dụng reciprocal link theo hướng như vậy:
- Quá nhiều reciprocal link : Nếu một trang web có quá nhiều liên kết trao đổi mà không có sự đa dạng hoặc không có chiến lược xây dựng liên kết tổng thể, có thể gây nghi ngờ và bị Google xem xét kỹ hơn.
- Trao đổi reciprocal link cùng 1 thời điểm: Có nghĩa là hai website trao đổi liên kết cùng một ngày, Google dễ dàng nhận thấy đây là một hành động không tự nhiên và coi đó là spam.
- Liên kết không liên quan: Sử dụng Reciprocal Link với các trang web không liên quan hoặc không có nội dung tương đồng có thể được coi là một hình thức xây dựng liên kết không chất lượng, gây nghi ngờ và có thể bị Google phạt.
Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể tại idigi.vn – Cam kết lên TOP nhanh chóng và bền vững
Cách thức triển khai Reciprocal Link
Lựa chọn đối tác trao đổi link
Khi lựa chọn đối tác đổi link, việc quan tâm đến tính liên quan và uy tín của trang web đối tác là vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tính chất lượng của liên kết. Bạn cần phải chọn các trang web có nội dung liên quan và uy tín trong cùng lĩnh vực. Đồng thừoi thực hiện đánh giá xem xét mức độ uy tín của website đối tác qua các chỉ số như DA và PA.
Xây dựng chiến lược đổi link hiệu quả
Để có một chiến lược trao đổi link hiệu quả bạn cần quan tâm các yếu tố sau:
- Đa dạng hóa anchor text: Sử dụng các anchor text đa dạng và tự nhiên để tránh tối ưu hóa quá mức và gây nghi ngờ cho Google. Bạn có thể đề xuất và cung cấp các anchor text đa dạng cho đối tác của mình để họ sử dụng khi liên kết đến bạn.
- Tối ưu hóa URL: Chọn URL đích phù hợp và tối ưu hóa cho từ khóa liên quan để tăng hiệu quả của liên kết. Bạn có thể cung cấp URL đã được tối ưu hoá cho đối tác của mình, họ có thể dễ dàng nhận biết và hiểu rõ nội dung của trang mà họ sẽ liên kết đến.
- Thỏa thuận điều khoản rõ ràng: Thỏa thuận các điều khoản đổi link rõ ràng và công bằng, đồng thời đảm bảo tính chất lượng của nội dung trang web đối tác.
Cập nhật và theo dõi kết quả
Việc cuối cùng bạn cần làm đó là theo dõi hiệu suất của chiến lược trao đổi link, việc cập nhật và theo dõi kết quả đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tính chất lượng của liên kết.
Để theo dõi hiệu suất, bạn hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Analytics. Google Analytics cung cấp thông tin chi tiết về lượng traffic, nguồn traffic, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều chỉ số khác để bạn có thể đánh giá được hiệu quả của các liên kết đổi link và thực hiện điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả và tránh rủi ro.
Xem thêm: PA trong SEO là gì? Cách cải thiện chỉ số PA cho Website
Bài viết vừa cung cấp các thông tin quan trong về Reciprocal Link. Hi vọng sau bài viết này bạn có thể hiểu được reciprocal link là gì và tránh được những hành động sử dụng reciprocal link không đúng cách có nguy cơ bị Google phạt.
TOP 5 cách xử lý ăn thịt từ khoá hiệu quả nhất trong SEO
Keyword cannibalization hay còn gọi là ăn thịt từ khoá, là một tác hại vô hình mà bạn có thể không nhận ra khi làm SEO. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng vì vậy cần phải kiểm tra và sửa lỗi càng sớm càng tốt. Qua bài viết này idigi sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra và cách xử lý ăn thịt từ khoá!
Ăn thịt từ khoá là gì?
Ăn thịt từ khoá (Keyword cannibalization) là hiện tượng khi nhiều trang trong cùng một website cùng cạnh tranh với nhau để đạt vị trí cao trên kết quả tìm kiếm cho cùng một từ khoá. Tuy nhiên, thay vì trang bạn muốn SEO cho từ khoá đó đạt vị trí cao, các trang khác với mục đích khác lại chiếm lĩnh vị trí này.
Điều này gây ra hiệu ứng cạnh tranh nội bộ và làm giảm hiệu suất SEO của trang web. Vì vậy cần phải tìm cách xử lý ăn thịt từ khoá để xử lý tình trạng này thật nhanh chóng.
Nguyên nhân bị ăn thịt từ khoá?
Sẽ có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng ăn thịt từ khoá diễn ra. Khi tim hiểu được nguyên nhân bạn sẽ biết được phần nào cách xử lý ăn thịt từ khoá. Cụ thể sẽ có nguyên nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan:
- Người dùng có cùng truy vấn từ khoá nhưng intent lại khác nhau, điều này gây khó khăn cho Google trong việc xác định bài viết nào phù hợp nhất để hiển thị.
- Ví dụ: Một từ khoá như “bánh trung thu” có thể được tìm kiếm để mua bánh hoặc để tìm hiểu lịch sử của món bánh, và trang web bạn đều nội dung cho hai intent này, dẫn đến hai bài viết của bạn đều được hiển thị.
Nguyên nhân chủ quan:
- Bạn quên chưa thiết lập thẻ Canonical cho các URL có cùng nội dung và Google đều index các nội dung này và cho hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
- Thiếu kế hoạch tối ưu hóa từ khoá rõ ràng và kiểm soát sử dụng từ khoá trên các trang, vì vậy bạn vô tình triển khai quá nhiều nội dung cho một từ khoá, dẫn đến cạnh tranh không cần thiết giữa các trang.
- Thiếu kế hoạch liên kết nội bộ rõ ràng, làm cho Google khó hiểu cấu trúc và phân cấp của trang web, không biết trang nào quan trọng hơn cho một từ khoá cụ thể.
Xem thêm: Dịch vụ SEO tổng thể tại idigi chất lượng tốt, lên top nhanh
Cách kiểm tra ăn thịt từ khoá
Cách 1: Cách đơn giản nhất đó là bạn có thể kiểm tra thủ công để kiểm tra, bằng cách nhập cú pháp “site:domain từ khoá” vào thanh tìm kiếm trên Google. Khi đó Google sẽ hiển thị tất cả bài viết của bạn đang cạnh tranh từ khoá đó. Bạn hãy kiểm tra bài viết mà bạn muốn SEO cho từ khoá này có ở vị trí đầu tiên hay không, nếu không thì bạn phải tìm cách xử lý ăn thịt từ khoá.
Ví dụ: Trên ảnh là kết quả của Idigi cho từ khoá “Dịch vụ SEO“. Đứng vị trí top 1 là trang đích mà Idigi mong muốn SEO với từ khoá này vì vậy từ khoá này không bị ăn thịt.
Cách 2: Để kiểm tra ăn thịt từ khoá có đàng xảy ra với trang web của bạn hay không hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ như SEMrush, Google Search Console,… để phân tích trang web của bạn, hãy thực hiện theo các bước sau, ở đây mình ví dụ cụ thể cho Google Search Console.
Bước 1: Đăng nhập vào Google Search Console và chọn trang web cần kiểm tra.
Bước 2: Chọn “Performance“.
Bước 3: Chọn “Pages” để xem các trang trên trang web của bạn và từ khóa mà chúng đang xếp hạng.
Bước 4: Sắp xếp dữ liệu theo cột “Queries” để xem các từ khóa mà trang của bạn đang xếp hạng.
Bước 5: Kiểm tra các trang đang xếp hạng cho cùng một từ khóa hoặc cụm từ. Nếu nhiều trang của bạn đang xếp hạng cho cùng một từ khóa, thì đó có thể là một dấu hiệu của keyword cannibalization.
Cách xử lý ăn thịt từ khoá
Dựa vào các nguyên nhân kể trên ta có thể tìm được cách xử lý ăn thịt từ khoá một cách dễ dàng, dưới đây là một số cách tuỳ theo từng trường hợp mà bạn có thể tham khảo lựa chọn.
Chỉnh sửa nội dung
Cách xử lý ăn thịt từ khoá này áp dụng khi các bài viết của bạn dùng cho các intent khác nhau bạn có thể thay đổi tiêu đề bài viết, các phần tiêu đề bên trong nội dung, điều chỉnh các chi tiết nội dung và thay đổi, hoặc giảm mật độ từ khoá chính để tạo ra sự khác biệt giữa các bài viết. Tạo độ nhận diện rõ ràng hơn về nội dung cho Google.
Redirects
Nếu có 2 bài viết trùng từ khóa và đáp ứng cùng intent của người dùng thì nên gộp nội dung từ hai bài trùng lặp để tạo ra một nội dung chất lượng tốt hơn, sau đó hãy nhớ redirect URL của 2 bài trùng lặp sang URL của bài viết mới. Khi đó hai bài viết cũ của bạn sẽ không hiển thị trên kết quả tìm kiếm nữa.
Canonical Tags/Noindex
Nếu bạn có nhiều URL khác nhau nhưng nội dung bị trùng lặp thì hãy sử dụng thẻ Canonical để chỉ định bài viết nào là phiên bản chính. Hoặc sử dụng thẻ Noindex cho nội dung không cần thiết. Làm cách này bạn có thể giữ cả hai URL tồn tại nhưng chỉ có bài viết chính được Google lập chỉ mục. Đây cũng là cách xử lý ăn thịt từ khoá khá hiệu quả và an toàn.
Cải thiện liên kết nội bộ
Nếu các bài viết của bạn đều ở top cao như 1,2,3 và bạn không muốn chỉnh sửa hay xoá các bài viết thì bằng cách thiết lập các nội dung liên quan và xây dựng các liên kết nội bộ chặt chẽ. Bằng cách thiết lập anchor text cho nội dung liên quan bạn có thể giúp Google hiểu rõ hơn về trang nào là trang mà bạn muốn tối ưu hóa và xếp hạng cao hơn.
Xoá bài viết
Xóa bài viết là biện pháp cuối cùng khi lựa chọn nhưng cần thiết khi một trang không mục đích lại cạnh tranh quá mạnh mẽ với trang bạn muốn SEO. Trước khi xóa, hãy chắc chắn kiểm tra kỹ và thực hiện redirect đầy đủ để không làm mất đi giá trị của nội dung đã tạo. Đây là cách xử lý ăn thịt từ khoá nhanh chóng và hiệu quả.
Xem thêm:Hướng dẫn cài đặt và sử dụng canonical tags đơn giản
Hi vọng bài viết này giúp ích cho bạn!
11+ lỗi kỹ thuật SEO phổ biến và các khắc phục
Hầu hết mọi chiến lược SEO không thể tránh khỏi các lỗi kỹ thuật do sự phức tạp và thay đổi liên tục của cách hoạt động của các công cụ tìm kiếm như Google. Các lỗi có thể phát sinh từ nhiều khía cạnh khác nhau của trang web. Việc hiểu và khắc phục các lỗi kỹ thuật SEO là một phần quan trọng không thể thiếu. Hãy cùng idigi tìm hiểu xem các lỗi kỹ thuật SEO và cách khắc phục nhé!
Lỗi kỹ thuật SEO là gì?
Lỗi kỹ thuật SEO là những vấn đề kỹ thuật trên trang web có thể ảnh hưởng đến khả năng của trang web được tìm thấy và xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. Các lỗi này thường xuất hiện do không tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn của SEO, dẫn đến việc công cụ tìm kiếm không thể hiểu và đánh giá đúng trang web của bạn. Lỗi kỹ thuật SEO thường xuất hiện trong hai khía cạnh SEO On-Page và SEO Off-Page.
Các lỗi kỹ thuật SEO On-Page và cách khắc phục
Lỗi kỹ thuật SEO On-Page là những vấn đề kỹ thuật xuất hiện trực tiếp trên trang web ảnh hưởng đến khả năng của trang được tìm thấy, đánh giá và xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. Những lỗi này thường liên quan đến cách trang web được xây dựng và cấu trúc nội dung trên trang.
1. URL không tối ưu
Lỗi kỹ thuật SEO liên quan đến URL bao gồm URL quá dài, chứa các thẻ không cần thiết. Thiếu từ khóa chính trong URL cũng là một vấn đề nghiêm trọng, vì điều này có thể làm giảm khả năng xếp hạng trang web cho các từ khóa mục tiêu và từ khóa liên quan.
Khắc phục: Tối ưu hóa URL bằng cách sử dụng từ khóa chính, loại bỏ các tham số không cần thiết, tạo URL ngắn gọn và dễ đọc, dễ hiểu nội dung của trang chỉ qua URL.
2. Tiêu đề (Title) không tối ưu
Tiêu đề (Title) trên trang web là phần quan trọng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, ảnh hưởng đến quyết định của người dùng click vào link hoặc không. Nếu tiêu đề không chứa từ khóa, quá dài/quá ngắn, hoặc không hấp dẫn, sẽ làm giảm hiệu quả SEO. Một tiêu đề không cung cấp đủ thông tin sẽ giảm khả năng người đọc nhấp vào bài viết, ảnh hưởng đến xếp hạng trang web.
Khắc phục: Bạn cần sử dụng từ khóa mục tiêu trong tiêu đề để giúp công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung chính của trang. Tiêu đề cần đúng trọng tâm, hấp dẫn, súc tích dưới 60 ký tự là lựa chọn tối ưu để thu hút người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm. Tránh bị trùng tiêu đề với các đối thủ.
3. Thẻ Meta Description không tối ưu
Lỗi kỹ thuật SEO liên quan đến thẻ meta khá phổ biến và hay gặp. Vấn đề là do một số SEOer thường quên và bỏ qua thẻ meta. Hay nếu có thì viết khá hời hợt, không hấp dẫn, không chứa từ khóa mục tiêu, quá dài hoặc quá ngắn.
Khắc phục: Cần viết mô tả chứa từ khóa mục tiêu để giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung của trang. Mô tả cũng cần phải hấp dẫn, ngắn gọn dưới 160 ký tự để khích lệ người dùng nhấp vào link của bạn khi họ đang xem kết quả tìm kiếm.
4. Sử dụng heading (H1, H2, H3) không chính xác
Sử dụng thẻ heading không chính xác có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của trang web và khả năng hiểu biết của công cụ tìm kiếm về nội dung trang. Vấn đề thường gặp là không sử dụng heading hierarchy đúng cách và thiếu cấu trúc logic trong việc sắp xếp các heading.
Khắc phục: Cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng heading hierarchy một cách chính xác. Mỗi trang cần chỉ có một thẻ H1 để đánh dấu tiêu đề chính của trang, thẻ này bắt buộc phải chứa từ khoá chính. Các heading sau đó như H2, H3 sẽ được sắp xếp theo thứ tự logic để phản ánh cấu trúc nội dung của trang web, có thể lồng ghép từ khoá chính và phụ vào sao cho tự nhiên và tăng hiệu quả tối ưu.
5. Lỗi kỹ thuật SEO về nội dung
Những lỗi liên quan đến nội dung bao gồm chính tả, cấu trúc câu, mật độ chữ dày đặc, thiếu hình ảnh, video có thể gây khó chịu cho người đọc. Ngoài ra, nội dung lan man, trùng lặp hoặc thiếu thông tin cũng làm giảm chất lượng bài viết và tăng tỷ lệ thoát trang cũng như giảm xếp hạng trang web.
Khắc phục: Kiểm tra kỹ càng các lỗi chính tả, cấu trúc câu sau khi hoàn thành nội dung. Nên sử dụng một số công cụ sửa lỗi chính tả như Google Docs, Tummo Spell,..,khi viết bài. Nội dung cần cung cấp đúng intent của khách hàng và quan trọng là không được sao chép. Loại bỏ nội dung trùng lặp hoặc sử dụng canonical tag để chỉ định trang chính.
6. Tốc độ tải trang chậm
Tốc độ tải trang chậm là một vấn đề lớn có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và hiệu suất SEO của trang web. Nguyên nhân thường gặp là do hình ảnh không được nén đúng cách và có quá nhiều script, hay tạo ra quá nhiều plugins (tiện ích mở rộng) hoặc ngôn ngữ lập trình CSS quá nặng.
Khắc phục: Cần tối ưu kích thước của hình ảnh, Sử dụng cache, minify CSS và JavaScript, sử dụng CDN để cải thiện tốc độ tải trang.
7. Không tối ưu hóa cho mobile
Không tối ưu hóa cho thiết bị di động là một vấn đề lớn có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động. Khi trang web không responsive, tức là không hiển thị đúng và điều chỉnh tự động kích thước để phù hợp với màn hình của điện thoại di động.
Khắc phục: Sử dụng responsive design để hiết kế riêng cho di động, đảm bảo trang web hiển thị đúng trên mọi thiết bị trước khi đến tay người dùng.
Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể tại idigi.vn – Cam kết lên TOP nhanh chóng và bền vững
Các lỗi kỹ thuật SEO Off-Page và cách khắc phục
SEO Off-Page là quá trình tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài trang web, giúp cải thiện thứ hạng của website. Các lỗi phổ biến trong quá trình này bao gồm:
1. Lỗi 404 (trang không tồn tại)
Lỗi 404 (trang không tồn tại) thường xảy ra khi người dùng truy cập vào một URL không hợp lệ trên trang web. Điều này có thể xảy ra do các liên kết hỏng trong cấu trúc trang web hoặc khi các trang đã được di chuyển hoặc xóa mà không có đường dẫn chuyển hướng.
Khắc phục: bạn cần sửa các liên kết hỏng trên trang web và thiết lập Redirect 301 hoặc 302 để chuyển hướng link lỗi đến một link còn tồn tại khác để báo cho công cụ tìm kiếm và người dùng biết rằng trang đã được di chuyển vĩnh viễn.
2. Lỗi Site Map XML
Sitemap XML là một tệp chứa toàn bộ thông tin về website, bao gồm danh sách tất cả các URL của trang web cùng các thông tin liên quan. Các vấn đề thường gặp trong sitemap XML bao gồm sitemap không tồn tại, thiếu hoặc thừa URL, và lỗi định dạng XML,…
Khắc phục: Cách sửa các lỗi kỹ thuật SEO này là kết nối Sitemap với Google Search Console để theo dõi và khắc phục sự cố, phân tích và kiểm tra trang web thường xuyên để phát hiện lỗi. Đảm bảo sitemap XML chính xác với cấu trúc và nội dung, bao gồm URL quan trọng và loại bỏ các URL không cần thiết. Đặt lịch cập nhật định kỳ cho sitemap XML để đảm bảo luôn cập nhật thông tin mới nhất của trang web
3. Backlinks kém chất lượng
Đây một vấn đề phổ biến trong SEO, khi mà các backlinks đến từ các trang web không uy tín, chứa spam hoặc không có liên quan đến nội dung của bạn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Hay lượng backlinks tăng đột biến trong thời gian ngắn cũng có thẻ khiến Google nghi ngờ trang web của bạn.
Khắc phục: Sử dụng các công cụ như Google Search Console để xác định các liên kết không chất lượng đến trang web của bạn. Sau đó, sử dụng công cụ Disavow của Google để loại bỏ những liên kết này khỏi danh sách liên kết của bạn. Tập trung xây dựng nội dung thật chất lượng để thu hút trang web khác liên kết tới bạn, và lựa chọn những trang web khác uy tín và có nội dung liên quan.
4.Lỗi URL bị chặn bởi tệp robots.txt
Đây là lỗi khi các URL trên trang web của bạn không được công cụ tìm kiếm như Googlebot truy cập và lập chỉ mục do có các chỉ dẫn từ tệp robots.txt. Tệp robots.txt là một tệp tin quan trọng được đặt trong thư mục gốc của trang web để chỉ định các quy tắc cho việc lập chỉ mục của các công cụ tìm kiếm. Khi một URL được chặn trong tệp robots.txt mà không cần thiết, điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc SEO.
Khắc phục: Lỗi này có thể khắc phục dễ dàng, bạn chỉ cần kiểm tra và chỉnh sửa tệp robots.txt để đảm bảo các URL quan trọng được công cụ tìm kiếm truy cập và lập chỉ mục một cách đúng đắn.
Xem thêm: Robots.txt là gì? 4 nguyên tắc VÀNG khi tạo file robots.txt
Bài viết trên đã tổng hợp tất tần tần các lỗi kỹ thuật SEO phổ biến mà bạn đã và đang gặp phải. Hi vọng với cách khắc phục được đưa ra sẽ giúp bạn cải thiện được và tránh gặp phải các lỗi này về sau.
6 cách tăng thứ hạng trang web hiệu quả
Tăng thứ hạng website đồng nghĩa với việc cải thiện vị trí của trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google. Điều này đòi hỏi một chiến lược SEO chất lượng, biết sử dụng nhiều kỹ thuật kết hợp để làm đòn bẩy cho trang Web có thứ hạng cao trên SERPs. Qua bài viết này idigi sẽ chỉ cho bạn bí quyết để tăng thứ hạng trang web một cách hiệu quả và bền vững!
Vì sao cần phải tăng thứ hạng trang web?
Mỗi khi nhập từ khoá cần tìm kiếm thông tin trên Google sẽ cho ra hàng ngàn kết quả cho người đọc và Google đã xếp hạng các kết quả đó dựa trên nhiều yếu tố như nội dung, độ uy tín, backlinks,….
Giữa hàng ngàn kết quả đó, bạn cần nắm chắc vị trí trong trong top 10 nếu muốn marketing hay bán hàng thành công. Dưới đây là một số lợi ích khi trang web của bạn có thứ hạng cao trên SERPs.
- Tăng lưu lượng truy cập: Vị trí cao trên kết quả tìm kiếm giúp trang web của bạn nhận được nhiều lượt truy cập hơn từ người dùng, đặc biệt là từ người dùng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Tăng doanh số bán hàng: Lượng truy cập cao dẫn đến có khả năng chuyển đổi cao hơn, dẫn đến việc tăng doanh số bán hàng và doanh thu.
- Tăng nhận diện thương hiệu: Khi xuất hiện ở vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm, trang web của bạn trở nên nổi bật hơn và được người dùng nhận diện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và tăng cường uy tín thương hiệu.
- Cạnh tranh hiệu quả: Trang web đứng ở vị trí cao hơn có lợi thế cạnh tranh lớn, giúp bạn chiếm lĩnh thị trường và khách hàng tiềm năng hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Tiết kiệm chi phí quảng cáo: Vị trí cao trên kết quả tìm kiếm tự nhiên giúp bạn giảm chi phí quảng cáo trực tuyến, do không cần phải chi trả cho các quảng cáo PPC (Pay-Per-Click) trên các công cụ tìm kiếm.
Xem ngay: Dịch vụ SEO từ khoá idigi.vn – Cam kết lên TOP 1000+ từ khoá
Các cách giúp tăng thứ hạng trang web hiệu quả
Để tăng thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm, cần quan tâm và cải thiện những yếu tố chính sau đây. Đây là những điểm quan trọng mà bạn cần tập trung để đạt được hiệu suất tốt hơn và thu hút nhiều người dùng hơn đến trang web của mình.
Nghiên cứu và tối ưu từ khoá
Để tăng thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm, việc nghiên cứu và tối ưu từ khoá là vô cùng quan trọng. Ngoài từ khoá chính bạn muốn SEO thì cần kết hợp thêm các từ khoá phụ có liên quan vào nội dung bài viết. Điều này giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu nội dung của bài viết và thời gian index cũng nhanh hơn.
Để biết được các từ khoá phụ có liên quan hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ như SEMrush, Google Analytics,…Chỉ cần nhập từ khoá chính sau đó các công cụ sẽ phân tích các từ khoá phụ và hiển thị cho bạn. Ban đầu, khi kỹ thuật SEO chưa tốt hãy chỉ nên lựa chọn các từ khoá phụ có mức độ cạnh tranh thấp sẽ dễ có hiệu quả hơn. Hãy cố gắng lồng ghép từ khoá bạn tìm được thật tự nhiên vào nội dung, thẻ meta, các thẻ tiêu đề và URL.
Tối ưu SEO On-Page
Hãy cố gằng tập trung vào SEO On-Page thật tốt vì đây là điều cơ bản và cần thiết đối với chiến lược SEO hiệu quả. Bằng cách tối ưu hóa các yếu tố như tiêu đề, mô tả, URLs, thẻ tiêu đề, và nội dung, bạn có thể tăng thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. Hãy lồng ghép từ khoá chính vào các yếu tố vừa nhắc đến thật tự nhiên và thân thiện với người dùng.
Hãy viết nội dung chất lượng, hấp dẫn và quan trọng là đúng với intent của khách hàng. Thiết kế giao diện bài đọc thân thiện, dễ nhìn. Nên viết cách dòng sau 2-3 câu liên tiếp và kết hợp hình ảnh, video để người đọc dễ hình dung và không thấy nội dung quá khô khan.
Xây dựng Backlinks chất lượng
Nếu bạn có lượng backlinks chất lượng từ các trang web khác trỏ về sẽ làm tăng độ uy tín PA và DA của trang bạn. Google sẽ nhận thấy được điều này và tăng thứ hạng trang web của bạn.
Vì vậy hãy tạo nội dung thật chất lượng và xịn xò khiến cho người khác muốn chủ động liên kết đến. Hoặc có cách khác đó là bạn liên hệ, hợp tác với các trang web khác để trao đổi backlinks với nhau. Đảm bảo trang web đó có uy tín và chất lượng trong lĩnh vực hoạt động của bạn.
Hoặc tham gia vào các trang cộng đồng trực tuyến liên quan đến lĩnh vực của bạn để chia sẻ thông tin, ý kiến và nội dung chất lượng. Việc tạo liên kết tự nhiên từ những hoạt động này có thể giúp tăng cường backlink cho trang web của bạn.
Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
Đảm bảo trang web của bạn tải nhanh, dễ đọc, dễ sử dụng và quan trọng có có nội dung ngừoi đọc tìm kiếm. Ngoài ra trang hãy thiết kế trang web sao cho thân thiện với thiết bị di động, vì phần lớn người dùng hiện nay sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm.
Trải nghiệm người dùng tốt đồng nghĩa với việc thời gian ở lại trang web lâu và giảm tỉ lệ thoát. Google sẽ nhận thấy độ uy tín và tăng thứ hạng trang web của bạn.
Sử dụng liên kết nội bộ (Internal Link)
Liên kết nội bộ (internal link) là một phương pháp quan trọng trong SEO mà bạn có thể sử dụng để kết nối các nội dung khác trên trang web của mình bằng cách thêm vào nội dung. Hành động này không chỉ giúp Google hiểu cấu trúc trang web của bạn mà còn tăng tính thẩm quyền của trang và cải thiện tỷ lệ nhấp vào kết nối (CTR).
Để tối ưu hóa việc sử dụng liên kết nội bộ, hãy chú ý đến việc sử dụng văn bản mô tả (anchor text) phù hợp và giàu từ khóa khi liên kết đến các trang khác trên trang web của bạn. Đảm bảo rằng liên kết tự nhiên và hữu ích cho người đọc. Chỉ nên thêm từ 2-3 internal link trong một bài viết để người đọc không cảm thấy khó chịu.
Đánh giá hiệu quả và cải thiện liên tục
Để đảm bảo hiệu quả SEO của trang web, việc sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, SEMrush,… là không thể thiếu. Những công cụ này cung cấp thông tin chi tiết về lưu lượng truy cập, hành vi người dùng, và hiệu suất trang web. Dựa trên các dữ liệu này, bạn có thể đánh giá chính xác hiệu suất của trang web và xác định các điểm cần cải thiện để tăng thứ hạng trang web.
Xem thêm: 3 bước quan trọng khi viết bài chuẩn SEO
Bằng cách thực hiện hiệu quả 6 cách trên, bạn đã góp phần giúp công cụ tìm kiếm cũng như người đọc hiểu rõ hơn về Website của bạn. Hãy liên tục duy trì các chiến lược SEO hiệu quả đồng thời cải thiện những phần còn yếu để giúp tăng thứ hạng trang web của bạn. Hi vọng bài viết này giúp ích cho bạn!
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng canonical tags đơn giản
Cài đặt và sử dụng canonical là một quá trình quan trọng trong SEO để giải quyết vấn đề trùng lặp nội dung trên các trang web. Bằng cách thiết lập thẻ canonical đúng cách, bạn có thể chỉ định cho các công cụ tìm kiếm biết trang nào là trang gốc và tránh việc xem các trang khác là nội dung trùng lặp. Hãy để idigi hướng dẫn bạn cách cài đặt và sử dụng canonical sao cho đúng nhất nhé!
Canonical tags là gì?
Canonical tags là một thẻ HTML đặc biệt được sử dụng trong SEO để chỉ định trang web chính (URL gốc) trong trường hợp có nhiều URL biến đổi hoặc URL có nội dung tương tự.
Vấn đề trùng lặp nội dung có thể xảy ra khi website có nhiều đường dẫn URL dẫn đến cùng một nội dung. Bằng cách sử dụng thẻ canonical URL, bạn có thể chỉ định cho các công cụ tìm kiếm biết rằng trang web nào là trang chính và được ưu tiên xem xét trong quá trình xếp hạng. Điều này giúp tránh việc phân tán sức mạnh SEO và tăng cường khả năng xếp hạng của trang web gốc.
Xem thêm: Dịch vụ SEO tổng thể tại idigi chất lượng tốt, lên top nhanh
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng canonical tags
Để cài đặt và sử dụng canonical tags, trước tiên bạn cần xác định URL của trang web chính mà bạn muốn Google và các công cụ tìm kiếm khác xem là phiên bản chính thống của nội dung và thực hiện index URL này. Sau đó bạn có thể thực hiện thêm thẻ canonical theo một trong số những cách sau:
1. Sử dụng thẻ canonical trong mã HTML
Cách sử dụng canonical URL sẽ có hai trường hợp:
Khai báo canonical URL cho chính nó
Nếu có nhiều URL biến thể bạn cần thiết cập canonical URL cho chính nó cho từng trang. Trong phần <head>
của trang, thêm thẻ <link>
sau: <link rel="canonical" href="URL_của_trang_gốc">
Ví dụ: Bạn có 2 trang biến thể của trang bán mặt hàng T-shirt:
- https://store.com/t-shirt/
- https://store.com/t-shirt/page-1
- https://store.com/t-shirt/page-2
Trang page 1, page 2 là hai biến thể khác của trang https://store.com/t-shirt/.Bạn cần thiết lập thẻ canonical URL cho chính nó như sau:
<link rel="canonical" href="https://store.com/t-shirt/">
Để cho các trang biến thể đều chứa canonical URL (trang gốc). Nhờ đó, Google có thể biết rằng các URL này có liên quan với nhau và sẽ không liệt vào dạng trùng lặp nội dung.
Khai báo canonical URL cho các URL có nội dung trùng lặp.
Để khai báo canonical bạn cần áp dụng thẻ canonical URL cho cả trang gốc và cả các trang có nội dung trùng lặp.
Ví dụ: Bạn có hai URL trùng lặp như sau:
- https://store.com/t-shirt/red-t-shirt/
- https://store.com/red-t-shirt/for-sale/
Hai URL đều có nội dung trùng lặp nhau và bạn muốn chọn trang trang https://store.com/t-shirt/red-t-shirt/ là URL gốc. Để xác định URL gốc, bạn cần thêm thẻ canonical vào phần <head> của cả hai trang như sau:
<link rel="canonical" href="https://store.com/t-shirt/red-t-shirt/">
Google sẽ hiểu và chỉ hiển thị trang này trên kết quả tìm kiếm. Bạn có thể áp dụng thẻ canonical tương tự trong phần <head>
của mỗi trang trùng lặp khác để xác định phiên bản chính thống của nội dung.
2. Sử dụng Sitemap XML
Tạo và submit một sitemap XML cho website của bạn, trong đó chỉ chứa các URL chính thống mà bạn muốn Google index. Điều này giúp Google hiểu rõ hơn về trang gốc và tránh trùng lặp nội dung.
3. Sử dụng Redirect 301
Điều này áp dụng khi bạn muốn chuyển hướng một URL đến một URL khác. Nếu có nhiều phiên bản của cùng một nội dung, bạn có thể sử dụng redirect 301 từ các URL không mong muốn đến URL chính thống.
Ví dụ: Bạn có nhiều URL khác nhau nhưng có cùng nội dung như sau:
- abc.com
- abc.com/index.php
- abc.com/home/
Hãy chọn một URL mà bạn muốn nó là trang gốc và thực hiện chuyển hưởng 301 cho hai URL còn lại đến URL gốc. Điều này giúp Google có thể nhận ra trang mà bạn muốn index.
4. Canonical Tags qua CMS hoặc Plugin
Nếu bạn sử dụng các hệ thống quản lý nội dung (CMS) như WordPress, có thể có các plugin hoặc tính năng tích hợp sẵn để tự động thêm thẻ canonical vào các trang.
Bước 1: Đầu tiên, bạn tiến hành cài đặt plugin Yoast SEO cho trang web của mình bằng cách truy cập vào mục Plugins trên trang quản trị WordPress > Chọn Add New > Nhập Yoast SEO vào thanh tìm kiếm > Chọn Install Now để cài đặt và kích hoạt plugin này.
Bước 2: Thêm hoặc chỉnh sửa bài viết, sau đó nhập URL chuẩn (URL đầy đủ) trong mục Canonical URL tại phần nâng cao của Yoast SEO.
Kiểm tra thẻ Canonical đã được thiết lập
Để kiểm tra xem thẻ Canonical đã được thiết lập đúng hay chưa trên một trang web, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Kiểm tra mã nguồn HTML của trang web:
- Truy cập vào trang web mà bạn muốn kiểm tra thẻ Canonical.
- Nhấn chuột phải và chọn “View Page Source” hoặc “Inspect” trên trình duyệt để xem mã nguồn HTML của trang.
- Tìm kiếm bằng CTRL+F để xem liệu có thẻ
<link rel="canonical" href="URL">
không. Thẻ này thường được đặt trong phần<head>
của trang.
Sử dụng công cụ kiểm tra SEO trực tuyến:
Có nhiều công cụ trực tuyến miễn phí và trả phí giúp kiểm tra và phân tích các yếu tố SEO trên trang web, bao gồm cả thẻ Canonical. Ví dụ đối với Google Search Console hãy làm theo các bước sau:
- Đăng nhập vào Google Search Console và chọn trang web mà bạn muốn kiểm tra.
- Trong phần “Coverage” (Phạm vi), bạn có thể thấy các vấn đề liên quan đến URL Canonicalization và Google sẽ cung cấp thông tin về việc họ đã nhận thấy thẻ Canonical trên trang web của bạn hay không.
Các lưu ý khi sử dụng Canonical Tags
Không nên kết hợp Canonical và Hreflang trên một trang
Không nên cài đặt và sử dụng Canonical và thẻ Hreflang cùng lúc trên cùng một trang web. Google khuyến nghị chỉ định trang gốc sử dụng ngôn ngữ giống hoặc tương tự với trang web, hoặc chọn ngôn ngữ thay thế phù hợp nhất nếu không có ngôn ngữ chung giữa hai trang. Việc kết hợp cả hai thẻ có thể gây hiểu lầm và không tốt cho SEO.
Chuẩn hoá trang chủ
Chuẩn hóa trang chủ của bạn là một bước quan trọng để ngăn chặn các vấn đề có thể xảy ra khi có nhiều bản sao của trang chủ. Việc này có thể được thực hiện thông qua việc đặt một thẻ Canonical cho trang chủ, giúp tránh các vấn đề như giảm uy tín của trang web chính, lây lan mã độc, hoặc lừa đảo.
Khai báo cho biến thể di động
Khi có biến thể di động của trang web, bạn cũng nên khai báo phiên bản chuẩn cho biến thể di động bằng cách thêm đường dẫn liên kết rel=”alternate” trỏ đến phiên bản di động của trang. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm nhận biết và hiểu rõ hơn về cấu trúc của trang web của bạn trên các thiết bị di động.
Xem thêm: Canonical tag là gì? Cách tối ưu website bằng thẻ Canonical
Bài viết vừa chia sẻ đầy đủ hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng canonical tags sao cho hiệu quả nhất. Kèm theo đó là các lưu ý cần biết khi sử dụng thẻ canonical. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn và làm theo để đem lại hiệu quả chính xác nhất nhé. Hi vọng bài viết này giúp ích cho bạn!