Keyword cannibalization hay còn gọi là ăn thịt từ khoá, là một tác hại vô hình mà bạn có thể không nhận ra khi làm SEO. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng vì vậy cần phải kiểm tra và sửa lỗi càng sớm càng tốt. Qua bài viết này idigi sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra và cách xử lý ăn thịt từ khoá!
Ăn thịt từ khoá là gì?
Ăn thịt từ khoá (Keyword cannibalization) là hiện tượng khi nhiều trang trong cùng một website cùng cạnh tranh với nhau để đạt vị trí cao trên kết quả tìm kiếm cho cùng một từ khoá. Tuy nhiên, thay vì trang bạn muốn SEO cho từ khoá đó đạt vị trí cao, các trang khác với mục đích khác lại chiếm lĩnh vị trí này.
Điều này gây ra hiệu ứng cạnh tranh nội bộ và làm giảm hiệu suất SEO của trang web. Vì vậy cần phải tìm cách xử lý ăn thịt từ khoá để xử lý tình trạng này thật nhanh chóng.
Nguyên nhân bị ăn thịt từ khoá?
Sẽ có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng ăn thịt từ khoá diễn ra. Khi tim hiểu được nguyên nhân bạn sẽ biết được phần nào cách xử lý ăn thịt từ khoá. Cụ thể sẽ có nguyên nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan:
- Người dùng có cùng truy vấn từ khoá nhưng intent lại khác nhau, điều này gây khó khăn cho Google trong việc xác định bài viết nào phù hợp nhất để hiển thị.
- Ví dụ: Một từ khoá như “bánh trung thu” có thể được tìm kiếm để mua bánh hoặc để tìm hiểu lịch sử của món bánh, và trang web bạn đều nội dung cho hai intent này, dẫn đến hai bài viết của bạn đều được hiển thị.
Nguyên nhân chủ quan:
- Bạn quên chưa thiết lập thẻ Canonical cho các URL có cùng nội dung và Google đều index các nội dung này và cho hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
- Thiếu kế hoạch tối ưu hóa từ khoá rõ ràng và kiểm soát sử dụng từ khoá trên các trang, vì vậy bạn vô tình triển khai quá nhiều nội dung cho một từ khoá, dẫn đến cạnh tranh không cần thiết giữa các trang.
- Thiếu kế hoạch liên kết nội bộ rõ ràng, làm cho Google khó hiểu cấu trúc và phân cấp của trang web, không biết trang nào quan trọng hơn cho một từ khoá cụ thể.
Xem thêm: Dịch vụ SEO tổng thể tại idigi chất lượng tốt, lên top nhanh
Cách kiểm tra ăn thịt từ khoá
Cách 1: Cách đơn giản nhất đó là bạn có thể kiểm tra thủ công để kiểm tra, bằng cách nhập cú pháp “site:domain từ khoá” vào thanh tìm kiếm trên Google. Khi đó Google sẽ hiển thị tất cả bài viết của bạn đang cạnh tranh từ khoá đó. Bạn hãy kiểm tra bài viết mà bạn muốn SEO cho từ khoá này có ở vị trí đầu tiên hay không, nếu không thì bạn phải tìm cách xử lý ăn thịt từ khoá.
Ví dụ: Trên ảnh là kết quả của Idigi cho từ khoá “Dịch vụ SEO“. Đứng vị trí top 1 là trang đích mà Idigi mong muốn SEO với từ khoá này vì vậy từ khoá này không bị ăn thịt.
Cách 2: Để kiểm tra ăn thịt từ khoá có đàng xảy ra với trang web của bạn hay không hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ như SEMrush, Google Search Console,… để phân tích trang web của bạn, hãy thực hiện theo các bước sau, ở đây mình ví dụ cụ thể cho Google Search Console.
Bước 1: Đăng nhập vào Google Search Console và chọn trang web cần kiểm tra.
Bước 2: Chọn “Performance“.
Bước 3: Chọn “Pages” để xem các trang trên trang web của bạn và từ khóa mà chúng đang xếp hạng.
Bước 4: Sắp xếp dữ liệu theo cột “Queries” để xem các từ khóa mà trang của bạn đang xếp hạng.
Bước 5: Kiểm tra các trang đang xếp hạng cho cùng một từ khóa hoặc cụm từ. Nếu nhiều trang của bạn đang xếp hạng cho cùng một từ khóa, thì đó có thể là một dấu hiệu của keyword cannibalization.
Cách xử lý ăn thịt từ khoá
Dựa vào các nguyên nhân kể trên ta có thể tìm được cách xử lý ăn thịt từ khoá một cách dễ dàng, dưới đây là một số cách tuỳ theo từng trường hợp mà bạn có thể tham khảo lựa chọn.
Chỉnh sửa nội dung
Cách xử lý ăn thịt từ khoá này áp dụng khi các bài viết của bạn dùng cho các intent khác nhau bạn có thể thay đổi tiêu đề bài viết, các phần tiêu đề bên trong nội dung, điều chỉnh các chi tiết nội dung và thay đổi, hoặc giảm mật độ từ khoá chính để tạo ra sự khác biệt giữa các bài viết. Tạo độ nhận diện rõ ràng hơn về nội dung cho Google.
Redirects
Nếu có 2 bài viết trùng từ khóa và đáp ứng cùng intent của người dùng thì nên gộp nội dung từ hai bài trùng lặp để tạo ra một nội dung chất lượng tốt hơn, sau đó hãy nhớ redirect URL của 2 bài trùng lặp sang URL của bài viết mới. Khi đó hai bài viết cũ của bạn sẽ không hiển thị trên kết quả tìm kiếm nữa.
Canonical Tags/Noindex
Nếu bạn có nhiều URL khác nhau nhưng nội dung bị trùng lặp thì hãy sử dụng thẻ Canonical để chỉ định bài viết nào là phiên bản chính. Hoặc sử dụng thẻ Noindex cho nội dung không cần thiết. Làm cách này bạn có thể giữ cả hai URL tồn tại nhưng chỉ có bài viết chính được Google lập chỉ mục. Đây cũng là cách xử lý ăn thịt từ khoá khá hiệu quả và an toàn.
Cải thiện liên kết nội bộ
Nếu các bài viết của bạn đều ở top cao như 1,2,3 và bạn không muốn chỉnh sửa hay xoá các bài viết thì bằng cách thiết lập các nội dung liên quan và xây dựng các liên kết nội bộ chặt chẽ. Bằng cách thiết lập anchor text cho nội dung liên quan bạn có thể giúp Google hiểu rõ hơn về trang nào là trang mà bạn muốn tối ưu hóa và xếp hạng cao hơn.
Xoá bài viết
Xóa bài viết là biện pháp cuối cùng khi lựa chọn nhưng cần thiết khi một trang không mục đích lại cạnh tranh quá mạnh mẽ với trang bạn muốn SEO. Trước khi xóa, hãy chắc chắn kiểm tra kỹ và thực hiện redirect đầy đủ để không làm mất đi giá trị của nội dung đã tạo. Đây là cách xử lý ăn thịt từ khoá nhanh chóng và hiệu quả.
Xem thêm:Hướng dẫn cài đặt và sử dụng canonical tags đơn giản
Hi vọng bài viết này giúp ích cho bạn!