Trong quá trình xây dựng website việc đạt được vị trí cao trong kết quả tìm kiếm không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là khi bạn đang phải đối mặt với các hình phạt của Google, liệu website bị phạt có thể phát triển tiếp được hay không. Hãy cùng Idigi tìm hiểu trong bài viết này xem web bị Google phạt có lên top được không và các hình phạt của Google, cũng như cách kiểm tra xem website của bạn có bị phạt không nhé!
Các hình phạt của Google
Phạt Algorithmic (phạt thuật toán)
Đây là loại phạt tự động được áp dụng bởi các thuật toán tìm kiếm của Google, chẳng hạn như Google Panda hoặc Google Penguin. Phạt thuật toán có thể dẫn đến sụt giảm đột ngột trong vị trí của trang web trong kết quả tìm kiếm.
Ví dụ, Google Panda có thể phạt các trang web có nội dung không chất lượng hoặc trùng lặp, trong khi Google Penguin có thể phạt các trang web sử dụng các kỹ thuật spam liên kết.
Phạt Manual (phạt thủ công)
Đây là loại phạt được áp dụng bởi các nhân viên của Google sau khi họ kiểm tra và xác nhận vi phạm của trang web. Phạt thủ công thường áp dụng cho các trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc khi các hành vi vi phạm là cố ý.
Ví dụ, một trang web có thể bị phạt thủ công nếu được tìm thấy sử dụng các kỹ thuật spam hoặc vi phạm bản quyền một cách cố ý.
Dấu hiệu của website bị Google phạt
Hầu hết mọi website bị Google phạt đều có các dấu hiệu nhân biết chung như sau:
Mất index
Đã nhiều ngày trôi qua mà bạn không thấy bài viết của mình được index thì có thể Google đã đã noindex và xoá bài viết của bạn ra khỏi trang tìm kiếm.
Giảm thứ hạng đột ngột
Bài viết của bạn đang ở top cao thì đột nhiên rớt xuống thấp hơn nhiều so với trước, thậm chí là out top 100 tìm kiếm trong một thời gian ngắn. Đây là một trong những cách phạt của Google dành cho các trang web.
Organic traffic giảm
Bạn kiểm tra tình trạng website mỗi ngày thì sẽ dễ nhận thấy lượt truy cập tự nhiên giảm bất thường, thì cũng có khả năng cao website của bạn đang bị Google phạt.
Thông báo từ Google Search Console
Google Search Console thường cung cấp thông báo khi phát hiện các vấn đề liên quan đến trang web của bạn, bao gồm cả việc bị phạt. Hãy kiểm tra các thông báo và cảnh báo từ Google Search Console để xem liệu trang web của bạn có bị phạt không. Và tất nhiên thông báo này chỉ xuất hiện với loại hình phạt thủ công.
Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể từ idigi.vn – Cung cấp chiến lược SEO hiệu quả
Trang Web bị Google phạt có lên top được không
Câu trả lời là có. Nhưng bạn cần phải biết cách kiểm tra website và sửa các lỗi website mình đang gặp phải. Mỗi loại lỗi sẽ có cách khắc phục khác nhau. Dưới đây là các lỗi thường gặp phổ biến và cách khắc phục:
Nội dung trùng lặp
Copy nội dung là điều khiến Google rất không thích và nghiêm cấm. Trang web chứa nội dung không chất lượng, trùng lặp từ các nguồn khác hoặc có tính spam có thể bị phạt rất nặng. Google đã phát triển thuật toán Google Panda để kiểm soát tình trạng này ở các trang web.
Cách khắc phục: Với lỗi này bạn sẽ được thông báo từ email. Bạn nên ngừng sao chép nội dung, kiểm tra đội ngũ content của bạn và tiến hành sửa đổi, xây dựng mỗi kế hoạch nội dung mới chất lượng và có giá trị hơn. Hãy chỉnh sửa các nội dung cũ và gửi yêu cầu Google xem xét lại.
Nội dung kém chất lượng
Những website cung cấp thin-content (nội dung mỏng) không mang lại giá trị cho người đọc, nội dung viết quá hời hợt cũng sẽ bị phát hiện bởi thuật toán Google Panda và bị phạt ngay sau đó.
Cách khắc phục: Cũng như lỗi trùng lặp nội dung, bạn cũng sẽ được Google thông báo. Sau đó hãy tiến hãy sửa đổi nội dung chất lượng, nghiên cứu lĩnh vực của bạn kỹ càng hơn để cho ra nội dung có giá trị.
Liên kết không tự nhiên hoặc spam
Xây dựng liên kết không tự nhiên hoặc sử dụng các chiến lược SEO gian lận để tăng số lượng liên kết có thể dẫn đến phạt từ Google. Các hành động như mua liên kết, trao đổi liên kết không đáng tin cậy hoặc tham gia vào các mạng liên kết spam có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thuật toán Google Penguin giúp kiểm tra tự động tình trạng này và phạt các trang web sử dụng các kỹ thuật spam liên kết.
Cách khắc phục: May mắn là với lỗi này bạn cũng có thể nhận được thông báo từ Google, do đó bạn không phải tốn thời gian để tìm hiểu nguyên nhân. Điều cần làm sau khi nhận được email cảnh cáo tất nhiên là bạn phải lập tức rà soát lại và xoá ngay những link không cần thiết
Có một trường khác xấu hơn nữa là bạn bị đối thủ chơi xấu bằng cách đặt liên kết đến trang web của bạn từ các trang web chất lượng thấp. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy sử dụng công cụ Disavow Link. Công cụ này cho phép bạn báo cáo cho Google về các liên kết mà bạn muốn từ chối, giúp loại bỏ những liên kết độc hại và bảo vệ trang web của bạn khỏi những chiến lược gian lận của đối thủ.
Tối ưu hoá từ khoá quá mức
Việc sử dụng từ khoá quá mức trong nội dung hoặc thực hiện các kỹ thuật lạm dụng từ khoá có thể gây ra án phạt từ Google. Thường đa phần các website mới muốn được lên top nhanh nên sử dụng từ khoá một cách nhồi nhét, đăng nhiều bài viết trong một khoảng thời gian ngắn như vậy sẽ dễ bị phạt hơn.
Cách khắc phục: Hãy kiểm tra website với các thẻ tiêu đề, meta, nội dung,… và giảm tần suất sử dụng từ khoá lại.
Xem thêm: Phantom Keyword là gì? Lợi ích khi sử dụng “từ khóa bóng ma” khi SEO