Một trong những điểm khởi đầu quan trọng để hiểu về cách người dùng tìm kiếm thông tin trên internet đó là hiểu rõ Search Intent của người dùng. Trong thế giới tiếp thị trực tuyến ngày nay, hiểu rõ search intent là yếu tố quan trọng để tối ưu hóa nội dung và chiến lược SEO của bạn. Hãy cùng Idigi tìm hiểu xem Search Intent là gì? Và có bao nhiêu loại nhé!
Search Intent là gì?
Search Intent (ý định tìm kiếm) là mục đích hoặc ý định mà người dùng có khi họ nhập một cụm từ hoặc từ khóa vào công cụ tìm kiếm. Đây mong muốn cụ thể của người dùng khi họ search một cụm từ. Có thể là tìm thông tin, giải đáp câu hỏi, hoặc thực hiện một hành động cụ thể thông qua các kết quả tìm kiếm.
Đối với các SEOer hay nhà phát triển nội dung, hiểu rõ search intent giúp họ tối ưu hóa nội dung của mình để phù hợp và đáp ứng tốt nhất với nhu cầu của người tìm kiếm.
Tại sao Intent của người dùng lại quan trọng?
(Theo Similarweb, 2022) Mỗi ngày, hàng tỷ người dùng dựa vào Google để thực hiện các tìm kiếm. Nhưng mục đích tìm kiếm của người dùng rất đa dạng và Google thì luôn muốn đem lại những kết quả chính xác nhất cho các truy vấn. Một trang web đáp ứng đúng intent người dùng sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt cho website của bạn:
- Tối ưu hóa SEO: Bằng cách tối ưu hóa cho intent, bạn có thể cải thiện vị trí của mình trong kết quả tìm kiếm.
- Giảm tỷ lệ thoát trang: Vì trang web cung cấp đúng nội dung mà người dùng đang tìm kiếm vì vậy họ sẽ ở lại lâu hơn để đọc từ đó giúp giảm tỷ lệ thoát trang.
- Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi: Hiểu rõ intent giúp bạn tạo ra các trang đích và chiến lược tiếp thị có thể chuyển đổi cao hơn.
Có thể coi việc hiểu rõ intent người dùng là công việc quan trọng đầu tiên cần thực hiện khi làm SEO. Một khi không cung cấp được nội dung mà người dùng cần thì những bước sau đó như tối ưu On-Page, xây dựng backlink cũng không có ý nghĩa gì.
Các loại Search Intent
Hãy đi sâu vào tìm hiểu các loại Intent phổ biến hiện nay để hiểu rõ hơn Search Intent là gì?
Phân loại intent theo cách truyền thống sẽ chia Search Intent thành các dạng:
- Điều hướng (Navigational):Người dùng tìm kiếm để truy cập vào một trang web cụ thể hoặc tìm kiếm trang web cụ thể.
- Thông tin (Informational): Người dùng tìm kiếm thông tin hoặc câu trả lời cho một câu hỏi cụ thể.
- Giao dịch (Transactional): Người dùng tìm kiếm để thực hiện một giao dịch hoặc mua sắm.
- Thương mại (Commercial Investigation): Người dùng tìm kiếm thông tin để so sánh sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi quyết định mua.
Đầu năm 2010, Google cho ra một cách phân loại Search Intent theo cách số 2 và tạo ra khái niệm micro moment (thời điểm tích tắc). Đây là thời điểm mà ý định người dùng lên cao nhất và phân các ý định thành:
- Tôi muốn Biết (Know)
- Tôi muốn Đi (Go)
- Tôi muốn Làm (Do)
- Tôi muốn Mua (Buy)
Dù hai cách phân loại trên phản ánh rất rõ Search Intent là gì, nhưng lại không thực sự hiệu quả trong việc xác định ý định tìm kiếm của người dùng. Ví dụ khi bạn search từ khóa “iPhone 15” Google sẽ trả về hai dạng kết quả là thông tin và giao dịch. Như vậy cho thấy xu hướng người dùng khi thực hiện truy vấn này là tìm hiểu thông tin và mua hàng.
Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể tại idigi.vn – Cam kết lên TOP nhanh chóng và bền vững
Như vậy, để xác định Search Intent của người dùng, bạn có thể dựa vào cách phân tích kết quả trả về từ trang tìm kiếm (SERP) sẽ mang lại kết quả chính xác nhất. Có 9 loại Search Intent phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:
Search Intent nghiên cứu thông tin
Khi người dùng muốn tìm hiểu thông tin hoặc kiến thức về một chủ đề cụ thể. Kết quả nhận được thường là các trang cung cấp thông tin, học tập, nghiên cứu như Wiki, blog, diễn đàn theo chủ đề,… Nội dung sẽ cung cấp thông tin chi tiết, hữu ích và đáng tin cậy về chủ đề được truy vấn.
Search Intent tìm câu trả lời nhanh
Người dùng muốn tìm kiếm một câu trả lời ngắn gọn và nhanh chóng cho một câu hỏi hoặc vấn đề cụ thể. Nội dung phù hợp sẽ cung cấp câu trả lời rõ ràng và dễ hiểu, thường Google sẽ đưa ra câu trả lời bằng các hộp định nghĩa (definition box), hộp trả lời (answer box), bảng tỉ số thể thao….
Search Intent ý định mua hàng
Người dùng muốn tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ để mua, trên trang tìm kiếm sẽ xuất hiện các website mua sắm trực tuyến như Lazada, Tiki, Shopee…. Nội dung phù hợp sẽ cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, bao gồm đặc điểm, tính năng, giá cả. Search Intent dạng này tương đối dễ xác định. Các truy vấn đi kèm theo tên sản phẩm là dấu hiệu dễ nhận thấy của loại này.
Search Intent tìm kiếm địa điểm
Đối với những tìm kiếm thông tin về địa lý, chẳng hạn như cửa hàng, nhà hàng, bệnh viện, thành phố, v.v. Kết quả trả về thường là các local pack (gói kết quả địa điểm) với các điểm đánh dấu (geographic markers) cung cấp thông tin về địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa và đánh giá của địa điểm đó.
Search Intent tìm kiếm trực quan (nhiều hình ảnh)
Người dùng muốn tìm kiếm thông tin bằng cách sử dụng hình ảnh hoặc đồ họa, khi đó dấu hiệu nhận biết là các hình ảnh sẽ xuất hiện ở đầu trang. Hay Google sẽ đề xuất các trang web chuyên cung cấp hình ảnh như Pinterest.
Search Intent tìm kiếm video
Tương tự như search intent tìm kiếm hình ảnh, Google sẽ trả về kết quả là các video ở vị trí đầu tiên. Nhưng cụ thể hơn là các video sẽ có thêm dòng chú thích tên, thông tin của video đó.
Search Intent tìm các tin mới / tin thời sự
Nếu người dùng muốn tìm kiếm tin tức, sự kiện hoặc thông tin mới nhất về một chủ đề cụ thể. Kết quả tìm kiếm sẽ cung cấp các strory box ở vị trí đầu như là bài báo, bài viết hoặc tin tức mới nhất và đáng tin cậy về chủ đề đó.
Search Intent tìm hiểu thương hiệu
Người dùng tìm kiếm tên của một thương hiệu, sản phẩm, dịch hay công ty có tên cụ thể. Kết quả trả về sẽ là trang web của các công ty đó, nếu công ty không có trang web kết quả thu được có thể là những trang đánh giá, review từ người dùng như foody… cũng có thể xem là dấu hiệu cho loại Intent này.
Search Intent hỗn hợp
Khi người dùng truy vấn một thông tin khá rộng thì kết quả trả về sẽ kết hợp nhiều loại như thông tin, hình ảnh,.. Để đáp ứng người dùng.
Xem thêm: TOP 9+ mẹo trong SEO hữu ích cho website mới
Hi vọng sau bài viết này bạn đã hiểu hơn về Search Intent là gì để tối ưu hóa nội dung cho từ khóa và viết bài để đáp ứng chính xác nhu cầu tìm kiếm của người dùng, từ đó đạt được hiệu quả cao hơn.