Từ một loại đồ uống thông thường, Coca-Cola đã trở thành biểu tượng toàn cầu của niềm vui và cảm xúc tích cực. Trong nhiều thập kỷ, chiến lược marketing của Coca-Cola đã không ngừng đổi mới và tiên phong, đưa thương hiệu này đến gần với hàng triệu người dân Việt Nam. Hãy cùng phân tích xem chiến lược marketing của Coca Cola được thực hiện như thế nào để đem đến thành công như ngày hôm nay nhé!
Tổng quan doanh nghiệp Coca Cola tại Việt Nam
Coca-Cola là một trong những công ty đồ uống lớn nhất thế giới và có mặt tại hầu hết các quốc gia trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Tại Việt Nam, Coca-Cola đã có mặt từ rất lâu và là một trong những thương hiệu nổi tiếng và phổ biến nhất trong lĩnh vực đồ uống.
Năm 1994, Công ty Coca-Cola Beverages Việt Nam (CCBVL) được thành lập và bắt đầu hoạt động sản xuất và phân phối các sản phẩm của Coca-Cola tại Việt Nam. CCBVL đã xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên tại Hà Nội và sau đó mở thêm các nhà máy ở các khu vực khác trong cả nước.
Trải qua các giai đoạn phát triển, Coca-Cola tại Việt Nam đã không ngừng mở rộng về quy mô sản xuất và phân phối, đồng thời đầu tư vào các hoạt động xã hội và cộng đồng. Công ty liên tục áp dụng các chiến lược tiếp thị và quảng cáo sáng tạo để tăng cường nhận thức về thương hiệu và tăng cường sự gắn kết với người tiêu dùng.
Hiện nay, Coca-Cola là một trong những thương hiệu nước ngọt hàng đầu tại Việt Nam và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp đồ uống của Việt Nam.
Chiến lược Marketing của Coca Cola tại Việt Nam
Chiến lược tiếp thị của Coca-Cola tại Việt Nam tập trung vào marketing mix 4P cơ bản của tiếp thị: Sản phẩm (Product), giá cả (Price), địa điểm (Place) và tiếp thị (Promotion). Dưới đây là phân tích chi tiết của chiến lược marketing của Coca Cola.
Sản phẩm (Product)
Sản phẩm của Coca Cola thì quá đa dạng điều này ai cũng đã biết. Doanh nghiệp luôn đổi mới cũng như nâng cấp chất lượng sản phẩm của mình để đem đến tay khách hàng. Chiến lược marketing của Coca Cola cho các sản phẩm được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Danh mục sản phẩm đa dạng: Coca-Cola cung cấp một loạt các sản phẩm đa dạng, bao gồm nước giải khát, nước trái cây, nước tăng lực,… Nhiều loại nước khác nhau về thành phần, chức năng cũng như hương vị để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng
Cụ thể, ngoài những sản phẩm cốt lõi như Coca-Cola Classic, Sprite, và Fanta, công ty cũng có các sản phẩm mới và phiên bản đặc biệt như Coca-Cola Zero Sugar, Coca-Cola Light, và các loại nước trái cây có ga.
Bao bì, kích thước đa dạng: Một điểm đặc biệt nữa trong chiến lược sản phẩm của Coca-Cola đó là hãng thường chú trọng đến việc thiết kế bao bì độc đáo, sáng tạo, thành công thu hút sự chú ý của phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến là giới trẻ.
Coca-Cola luôn cải tiến và tạo ra những kiểu dáng độc đáo và tiện dụng hơn. Thương hiệu còn nhận được giải thưởng Platium Pentaward 2009 vì thiết kế bao bì đẹp và độc đáo. Kích thước cũng được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường vào những dịp đặc biệt
Ví dụ:
- Thay vì làm từng lon 320ml, thì doanh nghiệp cho ra chai 2,25 lít phù hợp cho các buổi ăn sum vầy gia đình, hoặc tiệc tùng.
- Hay tạo ra các phiên bản thiết kế có in hình chim én, pháo hoa, hình con rồng cho các dịp lễ tết truyền thống tại Việt Nam.
Nhờ sự chiều lòng khách hàng như vậy Coca Cola thu về một lượng khách hàng trung thành với thương hiệu này.
Chiến lược giá (Price)
Chiến lược marketing của Coca-Cola về giá tại Việt Nam tập trung vào các điểm sau:
Giá phân biệt theo dòng sản phẩm: Coca Cola áp dụng các chiến lược giá cả khác nhau cho các dòng sản phẩm khác nhau. Đồng thời mức giá cũng sẽ khác nhau cho các kích thước đóng gói, chất liệu vỏ chai khác nhau của sản phẩm. Ví dụ, một chai lon Coca-Cola 320ml có thể có giá khác biệt so với một chai 2,25 lít. Đáp ứng đa dạng phân khúc và nhu cầu khách hàng.
Giá phân biệt theo thị trường địa phương: Coca-Cola có thể điều chỉnh giá cả để phản ánh sự khác biệt về chi phí vận chuyển, thuế và các yếu tố khác giữa các thị trường địa phương. Cụ thể như giá các sản phẩm tại các vùng điều kiện kinh tế thấp sẽ thấp hơn so với các thành phố phát triển.
Giá cả theo kênh phân phối: Coca-Cola có thể thiết lập giá cả khác nhau cho các kênh phân phối khác nhau. Ví dụ, giá bán lẻ tại siêu thị có thể khác so với giá bán tại cửa hàng nhỏ hoặc quán cà phê.
Giá tâm lý: Coca Cola Việt Nam áp dụng chiến lược giá tâm lý bằng cách đưa ra các tùy chọn giá khác nhau dựa trên số lượng mua. Khách hàng sẽ được giá ưu đãi hơn mỗi đơn vị khi mua số lượng lớn, như mua theo thùng hoặc hộp thay vì từng chai hoặc lon riêng lẻ. Chiến lược này nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng muốn tiết kiệm và khuyến khích họ mua nhiều sản phẩm hơn.
Bằng cách cung cấp giá ưu đãi cho mua số lượng lớn, Coca Cola Việt Nam kích thích nhu cầu của khách hàng muốn tiết kiệm và tối ưu hóa chi phí. Đồng thời, chiến lược này cũng thúc đẩy khách hàng tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn của Coca Cola, tăng tính trung thành và khả năng mua sắm lặp lại.
Chiến lược phân phối (Place)
Hệ thống phân phối rất đa dạng từ kênh phân phối trực tiếp đến kênh giấn tiếp và nhiều kênh khác để hỗ trợ tối đa công suất cho chiến lược marketing của Coca Cola.
- Kênh phân phối trực tiếp: Coca Cola lựa chọn kênh phân phối này để thuận tiện trong việc hiểu rõ khách hàng của mình hơn . Khách hàng có thể dễ dàng tìm sản phẩm và đặt hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki.
- Kênh phân phối bán lẻ: thông qua các cửa hàng, siêu thị, tạp hóa, và đại lý như Circle K, Vinmart. Công ty cung cấp hỗ trợ và chiết khấu cho các đối tác bán lẻ và đặt sản phẩm ở vị trí thu hút khách hàng. Điều này giúp Coca Cola mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng.
- Kênh key account: bao gồm các tổ chức, trường học, quán bar và sự kiện. Công ty cung cấp giá ưu đãi khi mua số lượng lớn và hỗ trợ marketing cho các khách hàng này để khuyến khích họ sử dụng sản phẩm của Coca Cola.
Chiến lược xúc tiến (Promotion)
Coca-Cola thường tổ chức các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và gây ấn tượng để tạo ra sự chú ý và kích thích cảm xúc của khách hàng. Các quảng cáo thường tập trung vào các giá trị như hạnh phúc, sự kết nối và cộng đồng.
Ngoài ra, công ty thường xuyên tham gia vào các sự kiện thể thao, văn hóa và cộng đồng để tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Các hoạt động tài trợ như các giải đấu thể thao, concert hoặc chương trình từ thiện cũng là cách để Coca-Cola tăng cường sự gắn kết với cộng đồng. Điều nãy giúp đẩy mạnh sự thành công của những chiến lược marketing của Coca Cola trên thị trường nhanh hơn so với đối thủ.
>>Xem thêm: Dịch vụ SEO tổng thể tại idigi chất lượng tốt, lên top nhanh
Ví dụ về một số chiến lược marketing của Coca Cola
Sau nhiều năm hoạt động Coca Cola đã thực hiện rất nhiều chiến dịch marketing, họ không ngừng đổi mới sáng tạo để duy trì được vòng đời của sản phẩm cũng như doanh nghiệp. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu một số chiến dịch marketing nổi trội của Coca Cola:
Chiến lược quảng cáo bằng billboard
Coca-Cola Việt Nam chọn lựa các bảng hiệu và hộp đèn để quảng cáo ở những nơi có lưu lượng người qua lại nhiều nhằm tăng cơ hội tiếp cận đến đông đảo khách hàng tiềm năng. Công ty đặt các biển quảng cáo ở các địa điểm nổi bật như Lê Duẩn, Đông Tây, Tôn Đức Thắng, chợ, phố đi bộ và các khu vực sầm uất khác tại các thành phố lớn như HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,..
Chiến lược quảng cáo qua kênh truyền hình
Coca-Cola thường tạo ra các quảng cáo truyền tải các thông điệp tích cực và gần gũi như niềm vui, sự kết nối và thân thiện trong các quảng cáo của mình. Các quảng cáo này thường sử dụng hình ảnh và âm nhạc gần gũi để tạo ra một trải nghiệm tương tác và gây cảm xúc cho người xem.
Coca-Cola Việt Nam sử dụng các kênh truyền hình nổi bật như VTV, HTV, VTC, THVL,…
Chiến dịch share a coke
Chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola là một trong những chiến lược marketing của Coca Cola cực kỳ độc đáo và thành công. Chiến dịch này tập trung vào việc tạo ra một trải nghiệm cá nhân hóa cho người tiêu dùng bằng cách in tên của họ trên chai hoặc lon Coca-Cola và kèm theo việc khuyến khích người tiêu dùng chia sẻ ảnh của sản phẩm trên mạng xã hội, điều này tạo ra một làn sóng tương tác và tiếp thị tự nhiên trên các nền tảng trực tuyến.
Chiến lược quảng cáo của Coca Cola tại sự kiện
Coca-Cola thường tham gia vào các sự kiện lớn như các lễ hội, festival, triển lãm, hoặc các sự kiện thể thao quan trọng như World Cup, Olympic, và các giải đấu thể thao hàng đầu. Việc tham gia vào những sự kiện này giúp thương hiệu tạo ra một mối kết nối mạnh mẽ với khán giả và tạo ra một trải nghiệm tích cực.
Việc tài trợ giúp thương hiệu hiển thị và tạo ra sự ấn tượng tích cực với khách hàng thông qua việc xuất hiện trên các biển quảng cáo, logo trên đồ dùng sự kiện và các hoạt động liên quan.
>>Xem thêm: 3+ chiến lược marketing của Vinamilk gây ấn tượng mạnh mẽ