Mỗi một dự án SEO đều có đặc thù riêng tuỳ vào từng ngành, từng dòng sản phẩm,… Có những dự án phải kéo dài tận cả năm trời, đầu tư rất nhiều chi phí để xây dựng link, social, đẩy traffic nhưng kết quả lại không như mong đợi. Điều này được thể hiện qua mức độ khó hay dễ của dự án. Vậy để đánh giá một dự án SEO cần những tiêu chí gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Sản phẩm/Dịch vụ của dự án có thuộc nhóm YMYL không?
YMYL (Your Money, Your Life) là một thuật ngữ để chỉ những website có nội dung liên quan trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn, tài chính và hạnh phúc của người dùng. Để có thể đánh giá được độ khó của dự án SEO, đầu tiên bạn phải xem xét các sản phẩm/dịch vụ có thuộc nhóm ngành này hay không.
Một số chủ đề được liệt vào nhóm YMYL bao gồm:
- Y tế, Dược phẩm
- Sức khỏe
- Tài chính, ngân hàng
- Giáo dục
- Luật pháp
- Một số ngành có giá trị đơn hàng cao như bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm,….
Đối với nhóm ngành này, bạn phải áp dụng những quy tắc SEO khắt khe hơn rất nhiều so với chủ đề khác. Ví dụ như quy tắc EEAT. Để biết thêm EEAT là gì, xem ngay tại đây.
Do vậy, khi triển khai dự án SEO có nội dung YMYL, các SEOer cần phải đầu tư rất nhiều công sức, thời gian và chi phí.
Chủ đề của từ khóa (keyword)
Nếu như sản phẩm/dịch vụ của dự án có ít đối thủ cạnh tranh hoặc là một lĩnh vực hoàn toàn mới thì khả năng SEO các từ khóa chủ đề sẽ dễ hơn rất nhiều.
Đặc biệt, nếu như sản phẩm/dịch vụ đó thuộc nhóm YMYL nhưng lại chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh thì độ khó của dự án chỉ được đánh giá ở mức trung bình.
Ví dụ: Bất động sản là một nhóm ngành khó nhưng nếu như SEO theo chủ đề “Thuê văn phòng tại Thanh Xuân giá rẻ” thì lại dễ hơn rất nhiều.
Xem ngay: Dịch vụ SEO từ khoá của idigi.vn – Cam kết lên TOP 1000+ từ khoá
Thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường
Thương hiệu ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định mua hàng của khách hàng.Trên thực tế, nếu như doanh nghiệp của bạn đã xây dựng được thương hiệu uy tín thì sẽ càng có sự tin tưởng từ google. Từ đó mà khi SEO thương hiệu cũng trở nên dễ dàng hơn và ngược lại.
Khi SEO cho doanh nghiệp, bạn cần phải cạnh tranh với rất nhiều thương hiệu khác cùng ngành trên thị trường. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể xác định được những thông tin liên quan đến thương hiệu và độ phủ của các đối thủ cạnh tranh để đánh giá độ khó của dự án chính xác hơn.
Đối thủ cạnh tranh
SEO Website là một trong những hình thức tìm kiếm khách hàng tiềm năng nhất cho doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần phải có những phương án SEO thật chuyên nghiệp để đảm bảo tuân thủ các tiêu chí của Google. Từ đó có thể tập trung xây dựng những thông tin hữu ích cho người dùng, tăng thứ hạng tìm kiếm. Đã có rất nhiều doanh nghiệp khi triển khai một dự án SEO vẫn duy trì thứ hạng của từ khóa. Do vậy, các đối thủ khi làm SEO theo hình thức này sẽ giúp phát triển bền vững.
Để cạnh tranh được với đối thủ đã tối ưu SEO chuyên nghiệp thì tất nhiên dự án SEO của bạn sẽ cần đầu tư rất nhiều công sức, cả nội dung lẫn các kỹ thuật SEO cũng phải khác nhau. Chỉ còn cách làm tốt hơn đối thủ thì mới có thể cạnh tranh trên trang kết quả tìm kiếm.
Đáp ứng được 3 tiêu chí sau đây sẽ giúp bạn cạnh tranh dễ dàng hơn:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của thuật toán Google
- Nói không với SEO mũ đen.
- Xây dựng hệ thống nội dung hữu ích, đúng mục đích người dùng tìm kiếm.
Xác định xem website của đối thủ đã tối ưu SEO không, bạn có thể kiểm tra bằng cách tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu như kết quả trả về có xuất hiện từ khóa trong title, tức là đối thủ của bạn đã SEO khá bài bản.
Sự đa dạng về mặt nội dung
Sự đa dạng về chủ đề và nội dung trên website cũng là một tiêu chí để đánh giá độ khó dễ của dự án SEO.
Có 2 chiều nội dung bạn nên đánh giá:
- Chiều dọc: gồm những chủ đề có sự liên quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Ví dụ: Với từ khóa “bàn ăn gỗ sồi”, các nội dung chủ đề dọc là: mua bàn ăn gỗ sồi ở đâu, bàn ăn gỗ sồi giá bao nhiêu,…
- Chiều ngang: gồm những chủ đề trong đó các sản phẩm/dịch vụ thuộc một phần trong đó.
Ví dụ: Với từ khóa “bàn ăn gỗ sồi”, các chủ đề ngang sẽ là: những mẫu bàn ăn gỗ sồi đáng mua năm 2024, các mẫu bàn ăn gỗ sồi không thể bỏ qua,….
Thông thường, nếu chủ đề của nội dung lớn hơn 200 hoặc ít hơn 30 bài viết thì độ khó của các dự án SEO sẽ tăng lên.
Đặc điểm ngành nghề
Một trong những tiêu chí tiếp theo để đánh giá mức độ khó hay dễ của dự án SEO là đặc điểm của ngành nghề. Bởi mỗi ngành nghề kinh doanh đều sẽ có những yêu cầu, đặc thù riêng. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng một cách đầy đủ các tính chất đặc thù của dự án SEO mới đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Nguồn lực doanh nghiệp
Bất cứ một doanh nghiệp đang hoạt động ở lĩnh vực nào thì nếu có đủ nguồn lực về tài chính, các mối quan hệ tốt thì các chiến dịch marketing của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
SEO cũng không phải ngoại lệ. Khi bạn có đầy đủ nguồn lực, sự đầu tư về chi phí, công sức, kết hợp với các mối quan hệ ngoại giao thì sẽ dễ dàng xây dựng backlink, nguồn traffic ổn định, lịch sử web lâu đời. Từ đó sẽ làm cho dự án SEO đạt hiệu quả và nhanh hơn bao giờ hết.
Xem ngay: SEO Audit là gì? 4+ yếu tố cần đánh giá khi SEO Audit tổng thể
Có thể thấy, một dự án SEO khó hay dễ sẽ quyết định bởi thời gian, công sức và chi phí thực hiện dự án. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá dự án SEO. Hy vọng rằng với những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và lựa chọn được một đối tác SEO tốt nhất.