Sitemap là yếu tố quan trọng trong quá trình làm SEO nhưng không phải SEOer nào cũng nắm rõ được điều này cũng như triển khai hiệu quả. Vậy sitemap website là gì? Cách xem sitemap của website như thế nào? Hãy cùng Idigi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Sitemap website là gì?
Sitemap website (tạm dịch sang tiếng Việt là sơ đồ trang web) là một file chứa danh sách tất cả các trang và tệp tin có trong trang web từ khi mới thành lập web đến thời điểm hiện tại. Sơ đồ trang web giúp các bot của công cụ tìm kiếm (điển hình là Google) có thể tìm thấy, thu thập dữ liệu (crawl) và tiến hành lập chỉ mục (index) cho các nội dung trên web.
Sơ đồ website được thiết kế theo kiểu phân tầng, bắt đầu từ thông tin chính yếu (ví dụ như trang chủ) đến những thông tin thứ yếu, ít quan trọng hơn (ví dụ như các trang sản phẩm, các bài tin tức). Từ đó tạo nên cấu trúc website ổn định, logic phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm của người dùng cũng như quá trình SEO website.
II. Các loại sitemap phổ biến 2024
Sau khi biết được sitemap website là gì bây giờ hãy cùng đi tìm hiểu về các loại sitemap phổ biến. Hiện nay sơ đồ trang web được chia theo 2 dạng chính là: theo cấu trúc và theo định dạng.
1. Phân loại sitemap theo cấu trúc
Dựa trên cấu trúc website, người ta chia sơ đồ trang web thành 3 loại phổ biến. Cụ thể:
- UX sitemap – dành cho những người thiết kế web: Thông thường trước khi bắt tay vào xây dựng một trang web cần có UX sitemap để có sự thống nhất về cấu trúc, thuận tiện cho việc phân chia công việc, nhiệm vụ và phù hợp với định hướng ban đầu của website. Loại sơ đồ web này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm của người dùng về sau.
- HTML sitemap – dành cho người dùng: Sơ đồ trang web thường được thiết kế ở cuối các trang, giúp người dùng dễ dàng hình dung về bố cục website cũng như tìm lại những bài viết mà bản thân quan tâm trong trường hợp không nhớ vị trí. Việc tạo HTML sitemap giúp tăng trải nghiệm của người dùng trên trang, hỗ trợ cải thiện vị trí SEO.
- XML sitemap – dành cho công cụ tìm kiếm: Đây là loại sơ đồ web được nhiều người quan tâm nhất vì ảnh hưởng trực tiếp đến độ index của website. Khi web của bạn có những thay đổi, cập nhật mới thì thông qua XML sitemap, bot của công cụ tìm kiếm sẽ tìm đến nhanh chóng để crawl, index và xếp hạng.
2. Phân loại sitemap theo định dạng
Mỗi website sẽ có nhiều định dạng sitemap khác nhau. Điển hình là 4 loại sau:
- Image sitemap: sơ đồ web chứa những thông tin liên quan đến hình ảnh, hỗ trợ quá trình SEO hình ảnh trên công cụ tìm kiếm.
- Video sitemap: dạng sitemap tìm nạp những dữ liệu về video trên trang web mà các sitemap thông thường không thực hiện được.
- News sitemap: đây là sơ đồ web kiểm soát các thông tin được gửi đến Google News, nhờ có sitemap này mà nội dung mới trên web được Google tìm thấy nhanh hơn.
- Mobile sitemap: dạng sơ đồ trang web dành cho thiết bị di động. Nếu bạn có ý định SEO web hiển thị trên thiết bị di động thì không nên bỏ qua dạng sitemap này.
Xem ngay: Công ty SEO Idigi – SEO từ khoá lên TOP nhanh chóng
III. Hướng dẫn cách xem sitemap của website nhanh chóng
Có nhiều cách để xem sơ đồ website tuy nhiên cách đơn giản nhất là thêm đuôi sitemap.xml vào cuối đường link của web. Ví dụ muốn xem sitemap web Idigi.vn thì bạn chỉ cần dán đường link https://idigi.vn/sitemap.xml vào Google.
Nếu màn hình không xuất hiện sơ đồ trang web thì có thể website của bạn chưa cài sitemap. Bạn cần kiểm tra lại bằng cách sử dụng công cụ SEOquake hoặc Google Search Console.
Với công cụ SEOquake bạn hãy làm theo các bước sau:
- Bước 1: Vào cửa hàng Chrome, tìm tiện ích SEOquake và thêm vào trình duyệt.
- Bước 2: Truy cập vào website cần kiểm tra rồi nhấn chọn biểu tượng SEOquake bên cạnh biểu tượng tiện ích mở rộng (ở phía trên góc phải màn hình).
- Bước 3: Click vào DIAGNOSIS. Lúc này màn hình sẽ hiển thị tab mới, bạn cần kéo xuống hàng XML sitemap. Nếu mục này đã được tick xanh nghĩa là website bạn đã có sơ đồ web và chỉ cần nhấn vào đường link phía dưới để xem chi tiết. Còn nếu mục này có dấu X đỏ là website chưa có sitemap.
Muốn kiểm tra website đã có sơ đồ chưa bằng Google Search Console bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau: truy cập vào Google Search Console -> chọn Indexing ở menu phía bên trái -> chọn Sitemaps. Tại đây bạn sẽ thấy mục Sitemap đã khai báo nếu website đã từng có sitemap.
IV. Cách tạo sitemap website đơn giản cho người mới
Với những newbie chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về code nên Idigi sẽ hướng dẫn cách tạo sitemap thông qua các công cụ hỗ trợ, đảm bảo ai cũng thực hiện được.
1. Hướng dẫn cách tạo HTML sitemap cho website
Muốn tạo sơ đồ trang web dạng HTML bạn cần sử dụng plugin Simple sitemap. Nếu đang sử dụng WordPress bạn hãy cài đặt plugin này theo các bước sau: đăng nhập vào trang web cần tạo sitemap -> chọn Plugin -> chọn Add new plugin -> tìm và thêm Simple sitemap. Với Simple sitemap bạn chỉ việc click, kéo thả chuột là sẽ có ngay một sơ đồ website tiện ích cho người dùng.
2. Cách tạo XML sitemap cho website đơn giản
Một trong những cách tạo sơ đồ trang web dạng XML là sử dụng Yoast SEO. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Sau khi cài đặt xong plugin Yoast SEO cho website bạn hãy chọn Dashboard -> chọn Features -> click vào mục Advanced setting pages. Tiếp đến hãy chuyển sang Enabled để mở tính năng chỉnh sửa nâng cao.
- Bước 2: Sau đó bạn hãy chọn mục XML Sitemaps ở thanh điều khiển -> tiến hành chuyển sang Enabled để kích hoạt sơ đồ trang web XML. Lúc này bạn có thể điều chỉnh file XML sitemap như max entries, các bài viết không được index…Nếu bạn không có yêu cầu gì đặc biệt ở website thì không cần chỉnh sửa.
- Bước 3: Kiểm tra website đã có sitemap chưa như hướng dẫn ở trên.
V. Những lưu ý cần nhớ để tạo sitemap website chuẩn SEO
Sitemap có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình SEO web vì thế cần tối ưu sitemap để mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những lưu ý cần nhớ để tạo sơ đồ trang web chuẩn SEO:
- Trong sitemap chỉ nên chứa các URL chính, nếu có các trang trùng lặp hoặc tương tự bạn hãy sử dụng thẻ rel = canonical để xác định trang chính tắc.
- Thực hiện chia nhỏ các sơ đồ lớn khi website của bạn có quá nhiều URL. Nghĩa là bạn sẽ có các sơ đồ nhỏ trong một sơ đồ tổng hợp.
- Không liệt kê các URL noindex vào sơ đồ trang web.
Xem thêm: External link là gì? 7 cách xây dựng External link đến từ chuyên gia
VI. Hướng dẫn khai báo sitemap website với Google
Để Google có thể nhanh chóng ghi nhận sơ đồ trang web, bạn hãy khai báo thông qua Google Search Console và tệp Robot txt. Cách thực hiện như sau:
Với Google Search Console: bạn truy cập vào mục Indexing -> chọn Sitemaps -> nhập URL trỏ về sitemap (thường là sitemap.xml) -> chọn Submit. Sau đó bạn cần chờ khoảng 1 – 2 tuần để Google đọc và thông báo kết quả.
Với file Robot txt: chèn trực tiếp đường dẫn sitemap vào tệp robot txt của bạn theo cú pháp: “sitemap: URL sitemap”.
Như vậy Idigi đã trả lời cho bạn sitemap website là gì cũng như chia sẻ những thông tin liên quan. Tin rằng sau bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về sơ đồ trang web và tự thiết lập cho website của mình. Và đừng quên theo dõi Idigi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về SEO nói riêng và marketing nói chung.