Lỗi 404 “Not Found” là vấn đề mà nhiều website gặp phải, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Nhưng nhiều SEOer vẫn chưa hiểu rõ lỗi 404 là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Idigi để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
I. Lỗi 404 là gì?
Lỗi 404 Not Found (lỗi truy vấn khi trình duyệt giao tiếp với máy chủ) là một mã lỗi HTTP mà máy chủ web trả về khi trình duyệt không thể tìm thấy trang web hoặc tài nguyên được yêu cầu. Khi xuất hiện lỗi 404 sẽ có thông báo rằng máy chủ không thể tìm thấy địa chỉ (URL) bạn đang cố truy cập.
Lỗi 404 gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến web. Đầu tiên phải nói đến là làm giảm lượng truy cập website. Bởi lẽ người dùng sẽ tìm đến website khác khi không tìm được thông tin họ mong muốn. Bên cạnh đó cũng gây ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm người dùng, làm giảm khả năng giữ chân người dùng.
Tiếp đến, lỗi truy vấn khi trình duyệt giao tiếp với máy chủ còn gây ảnh hưởng đến hiệu suất SEO website. Các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá thấp trang web nếu website gặp nhiều lỗi 404, làm giảm khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và không được xếp hạng trên TOP.
Xem thêm: Dịch vụ SEO tổng thể Idigi – SEO lên TOP hàng nghìn từ khoá
II. Nguyên nhân gây ra lỗi 404 not found, HTTP 404
Khi bạn truy cập vào trang web bất kỳ, nếu thấy web thông báo một trong các hình thức sau thì chứng tỏ trang cần truy cập đang gặp lỗi 404: 404 Not Found, Error 404 Not Found, The requested URL [URL] was not found on this server, 404 File or Directory Not Found, HTTP 404 Not Found, 404 Error, Error 404…
Vậy nguyên nhân gây ra lỗi này trên trình duyệt là gì? Có 3 nguyên nhân chính:
- Lỗi mã code: chỉ cần sai sót một ký tự hay chi tiết nhỏ trong mã nguồn cũng có thể gây ra lỗi 404.
- Mod Rewrite: khi trang web đã được chuyển hướng đến một link khác nhưng mod reweite lại được kích hoạt trong quyền truy cập, nếu có sai sót trong cấu hình có thể dẫn đến tình trạng Not Found.
- URL đã được thay đổi hoặc người dùng nhập sai URL trang web: đây là nguyên nhân mà nhiều người gặp phải. Khi trang web đã bị thay đổi đường dẫn nhưng lại không thông báo cho công cụ tìm kiếm hoặc người dùng nhập nhầm ký tự bất kỳ của URL đều gây lỗi 404.
III. Hướng dẫn 10+ cách sửa lỗi 404 hiệu quả
Sau khi đã tìm hiểu lỗi 404 là gì cũng như nguyên nhân của lỗi này. Tiếp đến hãy cùng đi khám phá 10+ cách sửa lỗi 404 website đơn giản dưới đây:
1. Tải lại trang web cần truy cập
Biện pháp khắc phục lỗi HTTP 404 Not Found đơn giản và thường được sử dụng đầu tiên là tải lại trang web cần tìm kiếm. Người dùng gửi lại yêu cầu kết nối đến máy chủ web đồng thời yêu cầu máy chủ cung cấp lại trang web. Biện pháp này có thể giải quyết lỗi cách nhanh chóng nhất là trường hợp lỗi xuất phát từ các vấn đề mang tính tạm thời hoặc do đường truyền.
Có nhiều cách tải lại website như: nhấn nút tải lại trên trình duyệt, click vào F5, xoá URL trong thanh địa chỉ rồi nhập lại và nhấn Enter để load lại trang web.
2. Xóa cache
Cache là dữ liệu được lưu trữ tạm thời trên trình duyệt để giúp tối ưu tốc website. Tuy nhiên, đôi khi cache có thể chứa thông tin lỗi hoặc không chính xác, dẫn đến hiện tượng lỗi 404 khi trang web đã được cập nhật hoặc chuyển hướng.
Cách xóa cache:
- Mở trình duyệt web: Mỗi trình duyệt có cách xóa cache khác nhau. Hãy tham khảo hướng dẫn của trình duyệt bạn đang sử dụng.
- Tìm phần cài đặt: Tìm phần cài đặt liên quan đến lịch sử duyệt web, cookie và bộ nhớ cache.
- Xóa cache: Chọn tùy chọn xóa cache. Bạn có thể chọn xóa cache cho toàn bộ trang web hoặc chỉ cho trang web đang gặp lỗi 404.
- Tải lại trang web: Sau khi xóa cache, hãy tải lại trang web để kiểm tra xem lỗi 404 đã được khắc phục hay chưa.
3. Kiểm tra lại đường link
Như đã đề cập ở trên việc nhập sai địa chỉ URL hoặc nhấp vào liên kết hỏng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi 404. Bằng cách kiểm tra lại URL, người dùng có thể đảm bảo là họ đang truy cập đúng trang mà họ muốn.
Cách kiểm tra lại đường link:
- So sánh URL với nguồn gốc: So sánh URL bạn nhập với URL được cung cấp trên trang web gốc hoặc nguồn tin cậy. Đảm bảo rằng hai URL giống nhau hoàn toàn bao gồm cả chữ hoa, chữ thường và các ký tự đặc biệt.
- Kiểm tra lỗi chính tả: Lỗi chính tả trong URL có thể dẫn đến lỗi 404. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng URL để đảm bảo không có lỗi chính tả nào.
- Kiểm tra các ký tự đặc biệt: Một số ký tự đặc biệt chẳng hạn như: dấu cách, dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép, có thể không được phép trong URL. Hãy đảm bảo rằng URL không chứa các ký tự đặc biệt không hợp lệ.
- Xóa các phần tử không cần thiết: URL có thể chứa các phần tử không cần thiết, chẳng hạn như dấu “#” hoặc các tham số truy vấn. Hãy thử xóa các phần tử này để xem liệu URL có hoạt động hay không.
4. Sửa URL cần truy cập
Một cách giúp bạn khắc phục lỗi 404 là sửa đường link cần truy cập. Bởi lẽ có thể website này đã đổi địa chỉ nhưng người quản trị chưa thiết lập chuyển hướng cho URL.
Bạn hãy xoá bớt phần đuôi cho URL trên thanh trình duyệt. Ví dụ: bạn nhập link www.123.vn/a/b.html làm gây ra lỗi thì bạn có thể sửa lại địa chỉ rút gọn hơn như www.123.vn. Nếu vẫn không được bạn hãy thử tìm kiếm với cú pháp: địa chỉ website + key tìm kiếm.
5. Thay đổi máy chủ DNS
Để sửa lỗi Error 404 bạn có thể thay đổi máy chủ DNS (Domain Name System). DNS chịu trách nhiệm chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP, giúp máy tính xác định được nơi lưu trữ trang web hoặc tài nguyên trực tuyến.
Người dùng có thể cân nhắc thay đổi DNS của họ thành các máy chủ DNS công cộng như của Google (8.8.8.8 và 8.8.4.4) hoặc của Cloudflare (1.1.1.1) để xác định xem vấn đề có giải quyết được hay không.
6. Update phiên bản mới nhất của trình duyệt
Các phiên bản trình duyệt cũ hoặc không được hỗ trợ có thể gặp phải vấn đề tương thích với một số trang web, dẫn đến hiện tượng lỗi 404 khi truy cập. Khi cập nhật trình duyệt, người dùng sẽ nhận được các bản vá lỗi và cải thiện tính ổn định trong quá trình duyệt web.
Bên cạnh đó, các phiên bản trình duyệt mới thường đi kèm với các tính năng bảo mật và tối ưu hóa, giúp tăng cường trải nghiệm người dùng và giảm khả năng gặp lỗi vặt trên các trang web.
7. Đọc trang trên bộ nhớ cache của Google
Google Cache là dịch vụ mà Google sử dụng để lưu trữ phiên bản sao lưu của trang web đã được lập chỉ mục (index). Khi trang web chưa thể truy cập trực tiếp từ máy chủ, việc đọc trang từ bộ nhớ cache của Google sẽ cung cấp một cách tạm thời để xem nội dung.
Người dùng có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng “cache:” trước địa chỉ URL cần truy cập trong thanh địa chỉ của trình duyệt. Từ đó sẽ mở ra phiên bản đã lưu trữ của trang trên Google Cache, cho phép họ xem nội dung mà không phải trực tiếp tải từ máy chủ web gốc.
8. Truy cập vào các thư mục cấp
Một biện pháp được nhiều người ứng dụng khi gặp lỗi 404 Error là tìm trang trong các thư mục cấp. Hãy tìm thư mục cha của thư mục hiện tại. Ví dụ, nếu bạn đang ở thư mục /home/user/website/public_html/ và bạn gặp lỗi 404 khi truy cập trang /home/user/website/public_html/index.html, bạn có thể thử truy cập thư mục cấp /home/user/website/public_html/.
9. Chuyển hướng trang
Chuyển hướng trang là kỹ thuật sử dụng mã phản hồi HTTP để chuyển hướng người dùng từ trang web hiện tại sang một trang web khác có nội dung tương đương. Bằng cách này người dùng không gặp phải lỗi 404, tăng trải nghiệm người dùng.
Có hai loại chuyển hướng trang chính:
- Chuyển hướng 301: Loại chuyển hướng này cho biết trang web đã được chuyển đến vị trí mới vĩnh viễn.
- Chuyển hướng 302: Loại chuyển hướng này cho biết trang web đã được chuyển đến vị trí mới tạm thời.
10. Liên hệ người có chuyên môn
Liên hệ người có chuyên môn là giải pháp hiệu quả khi bạn đã thử tất cả các cách sửa lỗi 404 mà vẫn không thành công. Người có chuyên môn có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra lỗi và đưa ra giải pháp phù hợp.
Như vậy Idigi đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: lỗi 404 là gì, đưa ra nguyên nhân và cách khắc phục lỗi này. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình khắc phục hãy để lại comment để được Idigi trả lời sớm nhất.