Trong bài viết trước Idigi đã giới thiệu với mọi người về thuộc tính dofollow của liên kết. Tiếp đến, bài viết này Idigi sẽ chia sẻ với mọi người link nofollow là gì? Vai trò, cách dùng link này.
Link nofollow là gì?
Nofollow là loại siêu liên kết có thuộc tính rel=”nofollow” trong mã HTML. Khác với liên kết dofollow, giá trị của link nofollow yêu cầu Google không chuyển sức mạnh từ trang này sang trang được liên kết.
Các liên kết nofollow có thuộc tính rel được đặt trong thẻ đường dẫn với dạng cơ bản là rel=”nofollow”. Khi thẻ đường dẫn chứa thuộc tính này, đồng nghĩa với việc bot của Google sẽ ghi nhận liên kết không được đảm bảo an toàn. Nói cách khác, link nofollow không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng SEO của trang web.
Xem ngay: Dịch vụ SEO website idigi – Cam kết chuyển đổi cho khách hàng
Vai trò của nofollow link trong SEO
Mặc dù không tác động trực tiếp đến Page Rank nhưng link nofollow vẫn là một phần không thể thiếu trong SEO, mang đến nhiều lợi ích như:
- Chống spam: giúp ngăn chặn việc spam backlink trong phần bình luận, bài đăng trên mạng xã hội…từ đó bảo vệ website khỏi các hành vi gian lận SEO.
- Bảo vệ uy tín trang web: tránh liên kết đến các trang web không uy tín hoặc có nội dung xấu, bảo vệ uy tín và giá trị của website bạn.
- Kiểm soát SEO: kiểm soát việc truyền sức mạnh đến các trang web. Bạn có thể sử dụng nofollow link để ưu tiên truyền sức mạnh đến các trang web quan trọng trong website của bạn.
- Tăng lượng truy cập: mặc dù không truyền sức mạnh nhưng link nofollow vẫn mang lại lượng truy cập nhất định cho trang web được liên kết.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: nofollow link giúp bạn cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt hơn bằng cách liên kết đến các trang web hữu ích và có liên quan.
Cách kiểm tra link nofollow
Có nhiều cách để bạn kiểm tra liên kết có phải mang thuộc tính nofollow hay không. Dưới đây là 3 cách điển hình được nhiều SEOer áp dụng:
Kiểm tra mã nguồn trang web
- Nhấn Ctrl + U (trên Windows) hoặc Command + Option + U (trên Mac) để mở mã nguồn trang web.
- Tìm kiếm từ khóa “nofollow”. Nếu bạn thấy thuộc tính rel=”nofollow” trong thẻ <a> của liên kết, thì liên kết đó là nofollow.
Ví dụ đoạn HTML của link nofollow:
<a href=”https://idigi.vn/” rel=”nofollow”>This is a nofollow link</a>
Sử dụng tiện ích mở rộng sẵn có của trình duyệt
Có nhiều tiện ích mở rộng của trình duyệt miễn phí giúp bạn xác định liên kết nofollow, ví dụ: Nofollow, SEOquake, Check My Links…Dưới đây idigi sẽ hướng dẫn cách cài đặt và kiểm tra link nofollow bằng SEOquake.
- Truy cập vào tiện ích mở rộng trên trình duyệt Chrome. Nhập “SEOquake” trong ô tìm kiếm.
- Chọn Thêm tiện ích vào trình duyệt để sử dụng. Tiếp đến mở phần cài đặt (biểu tượng hình bánh răng cưa) của tiện ích rồi tick vào nút Highlight nofollow.
- Mở trang web có liên kết cần kiểm tra thuộc tính. Nếu liên kết có đường thẳng gạch ngang thì đó là link nofollow, ngược lại là dofollow.
Trong trường hợp bạn kiểm tra thuộc tính liên kết liên tục, SEOquake có thể không cập nhật kịp dẫn đến sai sót. Vậy nên bạn hãy tắt rồi bật lại tiện ích này để có kết quả chính xác nhất.
Kiểm tra link nofollow bằng các công cụ trực tuyến
Có một số công cụ trực tuyến miễn phí có thể giúp bạn kiểm tra liên kết nofollow, ví dụ:
- https://smallseotools.com/website-link-analyzer-tool/
- https://www.linkresearchtools.com/kb/link-juice/
Bạn chỉ cần nhập URL trang web vào công cụ. Tiếp đó chờ công cụ kiểm tra, danh sách các nofollow link sẽ được hiển thị chính xác.
Hướng dẫn sử dụng link nofollow hiệu quả trong SEO
Sử dụng link nofollow cho các liên kết không quan trọng
- Liên kết đến các trang web spam: nên sử dụng link nofollow cho các liên kết đến các trang web spam hoặc có nội dung độc hại.
- Link đến các trang web không liên quan: cài đặt thuộc tính nofollow cho các liên kết đến các trang web không cùng nội dung với trang web của bạn.
- Liên kết đến các trang web nội bộ không quan trọng: nên sử dụng link nofollow cho các liên kết đến các trang web nội bộ không quan trọng, ví dụ như trang liên hệ, trang giới thiệu công ty…
Sử dụng nofollow link cho các liên kết được trả tiền
Bạn hãy sử dụng link nofollow cho các liên kết được trả tiền, ví dụ như các liên kết quảng cáo, guest post. Việc sử dụng link no cho các liên kết này sẽ giúp Google hiểu rằng đây là các liên kết được trả tiền và bạn không cam kết về chất lượng của các website đó.
Dùng thuộc tính nofollow trong phần comment
Chọn thuộc tính nofollow cho các liên kết được đăng trong phần bình luận của trang web. Điều này giúp ngăn chặn các spammer sử dụng phần bình luận để quảng bá website.
Tỉ lệ link dofollow và nofollow trong backlinks
Backlinks là yếu tố quan trọng giúp cải thiện thứ hạng website. Việc kết hợp giữa link do và no cách phù hợp sẽ tạo ra hệ thống backlinks chất lượng. Tỷ lệ nofollow và dofollow trong backlink là 3:7, cứ 3 link no sẽ có 7 link do.
Như vậy idigi đã giải đáp cho mọi người link nofollow là gì cũng như chia sẻ các thông tin liên quan. Tin rằng sau bài viết bạn sẽ biết cách áp dụng link dofollow và nofollow hợp lý để cải thiện website. Và đừng follow idigi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về SEO.