Bạn mất nhiều thời gian khi cập nhật thủ công các thẻ website? Bạn muốn quản lý, theo dõi hoạt động của trang web? Vậy Google tag manager (GTM) chính là giải pháp hoàn hảo cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu Google tag manager là gì? Nguyên lý, công dụng và cách hoạt động của công cụ này qua bài viết dưới đây.
I. Google tag manager là gì?
Google Tag Manager (GTM), còn được biết đến với tên gọi trình quản lý thẻ Tag, là một công cụ được phát triển và cung cấp bởi Google. Đây là nền tảng quan trọng trong việc quản lý các thẻ tag trên website, cho phép người dùng theo dõi và điều chỉnh các thẻ để đo lường và tối ưu hóa hiệu suất của các chiến dịch marketing.
GTM giúp quản lý hàng loạt thẻ, bao gồm các công cụ tối ưu trải nghiệm như: Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg…cũng như các nền tảng quảng cáo: Google Analytics, Google Ads, Facebook Ads.
Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể website tại Idigi – Cam kết gia tăng 200% khách hàng từ website
II. Nguyên lý hoạt động của GTM
Trước khi tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của Google tag manager hãy cùng đi tìm hiểu về các thành phần của công cụ này:
- Vùng chứa (container): mỗi trang web được đặt trong một vùng chứa đặc biệt và một vùng chứa có thể chứa nhiều Thẻ (Tag) khác nhau.
- Thẻ (tag): là một đoạn mã code. Cụ thể, nó là đoạn mã được sử dụng để thu thập thông tin hoặc theo dõi các hoạt động trên trang web.
- Trình kích hoạt (trigger): xác định các điều kiện để một thẻ hoạt động. Ví dụ, điều kiện để một Thẻ “Đơn hàng thành công” hoạt động có thể là khi trang “Xác nhận đơn hàng” được tải.
- Biến (variable): là bất kỳ thành phần nào của một phần tử trên trang web. Ví dụ: URL, ID…Những biến này cung cấp thông tin chi tiết hơn về trigger, giúp cho Google Tag Manager có thể kích hoạt thẻ một cách chính xác.
Nguyên lý hoạt động của GTM: khi trình kích hoạt xác định đủ điều kiện, GTM sẽ kích hoạt thẻ tương ứng.
Ví dụ: nếu bạn cài đặt mã Facebook Pixel, thẻ sẽ là đoạn mã code Facebook Pixel của bạn và Trigger có thể là hành động tải một trang bất kỳ trên website. Điều này có nghĩa là khi bất kỳ trang nào trên website của bạn được tải, GTM sẽ tự động kích hoạt đoạn mã Facebook Pixel, giúp thu thập thông tin và theo dõi các hoạt động trên trang đó.
III. Google tag manager để làm gì? Vai trò của GTM
Thông thường, khi bạn muốn triển khai một mã theo dõi phải gắn từng sự kiện vào từng trang đích theo mỗi chiến dịch marketing. Điều đó đòi hỏi sự can thiệp thủ công, thêm từng đoạn mã vào trang web. Tuy nhiên sẽ gây lãng phí tài nguyên lớn cho website, mất thời gian và công sức thực hiện.
Bên cạnh đó, việc gắn mã cũng đòi hỏi một mức độ kỹ năng lập trình nhất định để có thể tối ưu hóa hiệu quả. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc xây dựng một website thông qua bên thứ ba thường không mang lại sự hỗ trợ nhanh chóng khi cần phải triển khai các mã theo dõi mới.
Nhưng từ khi Google tag manager ra đời đã giải quyết được các vấn đề trên, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, theo dõi, tối ưu hiệu quả website.
III. Ưu điểm và hạn chế của Google tag manager
1. Ưu điểm
- GTM giúp mọi người dễ dàng triển khai các thẻ mà không phụ thuộc vào đơn vị phát triển web. Phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, còn hạn chế về kỹ thuật.
- Dễ dàng chỉnh sửa các tag, cải thiện tốc độ load website.
- Google tag manager có tính bảo mật cao, phải trải qua xác thực hai yếu tố mới có thể sử dụng.
- Sử dụng GTM miễn phí, không bị giới hạn số lượng.
2. Hạn chế
Điểm hạn chế duy nhất của GTM là giao diện hơi khó sử dụng. Nếu là người tiếp xúc lần đầu bạn cần dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về công cụ. Bạn có thể xem các video hướng dẫn chi tiết trên Youtube để hiểu hơn về GTM.
IV. Hướng dẫn cài đặt công cụ Google tag manager cho website
Để biết cách thêm GTM vào website, bạn hãy theo dõi phần hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Tạo tài khoản Google Tag Manager, đăng ký mới
- Truy cập trang web Google Tag Manager qua link: https://tagmanager.google.com.
- Nhấp vào “Tạo tài khoản”.
- Chọn loại tài khoản GTM phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.
- Nhập tên tài khoản và tên vùng chứa (container).
- Đồng ý với “Điều khoản dịch vụ và Chính sách bảo mật” của Google Tag Manager.
- Nhấp vào “Tạo”.
Bước 2: Thêm mã Google Tag Manager vào website
- Sao chép mã container Google Tag Manager.
- Mở website của bạn.
- Dán mã container vào phần <head> của trang web bạn muốn theo dõi.
Bước 3: Tạo thẻ (Tag) và trình kích hoạt (Trigger)
- Truy cập trang tổng quan Google Tag Manager.
- Nhấp vào “Thêm thẻ mới”.
- Chọn loại thẻ bạn muốn tạo.
- Cài đặt cấu hình thẻ theo hướng dẫn.
- Tạo trình kích hoạt cho thẻ.
- Lưu và xuất bản thẻ.
Bước 4: Kiểm tra và xác minh cài đặt
- Sử dụng chế độ xem trước Google Tag Manager để kiểm tra xem thẻ có hoạt động chính xác hay không.
- Sử dụng Google Analytics để xác minh dữ liệu được thu thập.
Như vậy Idigi đã trả lời câu hỏi: Google Tag Manager là gì cũng như chia sẻ về nguyên lý, vai trò, cách cài đặt công cụ này. Tin rằng qua bài viết mọi người sẽ hiểu thêm về GTM, dễ dàng ứng dụng vào trong quản lý, tối ưu website. Chúc mọi người thành công.
Xem thêm: Programatic SEO là gì? Lợi ích và các vấn đề thường gặp