Tốc độ website (site speed) là thuật ngữ chỉ khoảng thời gian người dùng cần để xem, tương tác với các nội dung trên trang. Nếu bạn đang gặp tình trạng website load chậm nhưng chưa biết làm thế nào thì hãy xem ngay TOP 11+ cách tối ưu tốc độ website dưới đây, Idigi đã thực hiện cho hàng chục dự án và đã thành công.
I. Cách kiểm tra tốc độ website miễn phí
Tốc độ tải trang có vai trò quan trọng trong việc tối ưu trải nghiệm người dùng (UX). Từ đó đem lại tín hiệu tốt cho web, nâng cao khả năng được xếp hạng trên TOP cao. Thế nên người quản trị web cần phải check tốc độ load web thường xuyên để nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời.
Có nhiều công cụ miễn phí mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra tốc độ của website. Trong đó công cụ phổ biến được nhiều SEOer sử dụng là Google PageSpeed Insights. Bạn chỉ cần tìm công cụ này trên Google sau đó nhập URL website và chờ vài giây để tool đánh giá số liệu. Nếu các chỉ số đều màu xanh thì trang của bạn tốt còn nếu đang ở mức màu đỏ hoặc vàng thì hãy tối ưu để cải thiện các chỉ số này.
Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể Idigi – Cam kết SEO từ khoá lên TOP bền vững
II. Mách bạn 11+ cách tối ưu tốc độ website đơn giản
1. Loại bỏ các quảng cáo Pop-up
Đặt quảng cáo trên site là cách nhiều người sử dụng để tạo ra nguồn thu nhập thụ động trên trang. Tuy nhiên, khi đặt quá nhiều quảng cáo, nhất là những quảng cáo dạng pop – up (dạng nhấp nháy, xuất hiện bất ngờ trên màn hình…) sẽ dẫn đến tình trạng dung lượng web bị quá tải.
Bạn nên loại bỏ bớt một số quảng cáo pop – up để cải thiện tốc độ trang đồng thời tăng trải nghiệm của người dùng. Bên cạnh đó bạn cũng có thể đổi từ quảng cáo pop – up sang quảng cáo banner để hạn chế áp lực lên web.
2. Tối ưu số lượng plugin
Plugin là một loại phần mềm mở rộng thường được tích hợp vào hệ thống WordPress để cung cấp các chức năng bổ sung, giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh trang web mà không cần sử đổi mã nguồn.
Nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều plugin sẽ làm tốc độ website bị chậm đi đáng kể. Vì thế bạn chỉ nên giữ lại các plugin thật sự cần thiết và thường xuyên sử dụng. Với những plugin ít sử dụng bạn hãy cài đặt khi cần và gỡ sau khi sử dụng xong.
3. Chọn theme (chủ đề) phù hợp
Theme quy định cấu trúc và giao diện của trang web: bao gồm cả màu sắc, bố cục, vị trí của các phần tử và nhiều yếu tố khác để tạo ra diện mạo tổng thể cho trang web. Bạn cần chọn chủ đề phù hợp với định hướng của web, càng gọn nhẹ càng tốt. Hạn chế ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.
4. Tối ưu dung lượng hình ảnh
Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trên website, giúp thu hút người dùng và mô tả cụ thể nội dung trên trang. Tuy nhiên, hình ảnh có dung lượng lớn nên thường làm giảm site speed, gây ảnh hưởng không tốt trong quá trình tối ưu UX.
Bạn có thể tối ưu dung lượng hình ảnh bằng cách sử dụng ảnh với định dạng JPG hoặc Webp. Ngoài ra bạn nên nén ảnh để giảm dung lượng, một số công cụ nén ảnh miễn phí như: TinyPNG, Compressor.io, Image Compressor…
5. Rút gọn nội dung ở trang chủ (home page)
Trang chủ thường chứa đựng nhiều nội dung lớn với liên kết phức tạp để dẫn dắt người dùng. Điều này làm cho dung lượng website nhanh bị đầy, gia tăng tốc độ tải trang. Thế nên bạn hãy tối ưu lại hình ảnh/video/liên kết…ở home page để cải thiện thời gian tải trang.
6. Tăng cường cơ sở dữ liệu
Cách tối ưu tốc độ website hiệu quả là tối ưu cơ sở dữ liệu. Bạn có thể sử dụng plugin để thực hiện quá trình này. Plugin được nhiều SEOer sử dụng là WP-Optimize. Bạn có thể tự cài đặt plugin này trên WordPress của mình trong mục Công cụ.
7. Sử dụng công cụ WP Super Cache
WP Super Cache là một plugin WordPress miễn phí được thiết kế để tăng cường hiệu suất của trang web bằng cách tạo và cung cấp các trang tĩnh được đặt trước (caching).
WP Super Cache giúp giảm thời gian tải trang và giảm áp lực cho máy chủ bằng cách lưu trữ bản sao của trang web và phục vụ nó cho người dùng mà không cần tạo lại trang từ đầu.
8. Tận dụng công cụ PageSpeed Insights
PageSpeed Insights là một công cụ do Google cung cấp để đánh giá và đo lường hiệu suất trang web của bạn. Với công cụ này bạn dễ dàng biết được thời gian tải trang web của mình là bao nhiêu, nên làm thế nào để tăng hiệu suất load web.
9. Thực hiện tối ưu JavaScript và CSS
Tối ưu hóa JavaScript và CSS là quá trình cải thiện hiệu suất của mã nguồn JavaScript và CSS trên trang web. Mục tiêu là giảm dung lượng tệp, tăng tốc độ tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng. Bạn có thể sử dụng công cụ WP Minify Fix để tối ưu vấn đề này.
10. Xử lý lỗi 404
Lỗi 404 là mã trạng thái HTTP thông báo rằng trình duyệt không thể tìm thấy trang web hoặc tệp tin mà người dùng đang cố truy cập. Điều này thường xảy ra khi URL không chính xác, trang đã bị xóa hoặc đường dẫn không tồn tại trên máy chủ. Việc xử lý các lỗi 404 giúp giảm dung lượng web, điều hướng người dùng tốt hơn.
Xem thêm: Thuật toán Google Penguin là gì? Dấu hiệu nhận biết và khắc phục
11. Hạn chế redirect (chuyển hướng)
Lệnh redirect trên website giúp bạn dễ dàng chuyển hướng người dùng đến trang mà bạn mong muốn. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều lệnh này sẽ làm cho website bị chậm, ảnh hưởng đến chất lượng web.
Trên đây là 11+ cách tối ưu tốc độ website hiệu quả mà Idigi chia sẻ với bạn. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ dễ dàng tăng tốc độ tải trang cho website. Và nếu còn gì thắc mắc bạn hãy comment xuống bên dưới để được Idigi giải đáp sớm nhất.