Thẻ tag là gì? Tổng hợp tất cả thông tin về thẻ tag trong SEO
Thẻ tag là thuật ngữ đã không còn quá xa lạ với những người làm SEO. Nhưng bản chất thẻ tag là gì? Có vai trò như thế nào? Làm thế nào để tận dụng thẻ tag trong SEO website? là điều mà nhiều người vẫn chưa biết. Vậy nên idigi sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thẻ tag là gì?
Thẻ tag trong tiếng Anh có nghĩa là chủ đề nhỏ, được gắn nhãn cho một hoặc nhiều bài viết trên website. Các thẻ tag liên quan mật thiết đến nội dung bài post và thường xuất hiện ở phần đầu/cuối của của phải biết, tuỳ theo cài đặt của người quản trị website.
Ví dụ: khi biết bài về chủ đề “thẻ tag trong SEO”, bạn có thể sử dụng các thẻ tag như: thẻ tag trong html, SEO tag…Có thể thấy thẻ này bao gồm các từ khóa hoặc cụm từ mô tả chủ đề chính của bài viết/trang web.
Khi sử dụng thẻ tag, website sẽ tự động sinh ra danh mục chứa tất các post sử dụng thẻ đó. Nhiều SEoer thực hiện SEO tag để đưa từ khóa lên TOP. Bên cạnh đó, danh mục tag còn tạo ra 1 liên kết trỏ về bài viết với anchor text là phần tiêu đề.
Xem ngay: Dịch vụ SEO website hiệu quả, uy tín idigi
Vai trò của thẻ tag trong SEO
Trước đây, người ta không chú trọng đến các thẻ vì cho rằng không quan trọng, không có quá nhiều ảnh hưởng đến xếp hạng của website. Tuy nhiên, qua nhiều lần update. Google càng đánh giá cao tag. Có thể thấy một số vai trò điển hình của thẻ này như:
- Tạo ra nhiều danh mục mới, khác với danh mục được phân chia sẵn trên web.
- Giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về chủ đề của bài viết, trang web…nâng cao khả năng lập chỉ mục.
- Nâng cao cơ hội xuất hiện khi có người dùng tìm kiếm thẻ tag.
- Tăng trải nghiệm người dùng, họ dễ dàng tìm được các bài viết liên quan cùng chủ đề tag.
- Gia tăng mạng lưới liên kết nội bộ. Từ đó được Google đánh giá cao hơn khi xếp hạng website.
Hướng dẫn sử dụng thẻ tag để SEO website hiệu quả
Mặc dù thẻ tag trong SEO mang lại nhiều lợi ích nhưng nếu sử dụng cách bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho site. Vậy nên khi sử dụng tag, bạn hãy lưu ý những điều sau:
- Thực hiện chuẩn hoá trang tag để tạo ra landing page thu hút người dùng.
- Không nên đặt tên thẻ tag trùng với tên danh mục chứa nó.
- Cân nhắc chọn lựa các thẻ tag để chia danh mục phù hợp.
- Chỉ nên gắn thẻ tag có liên quan đến sản phẩm, bài viết…
- Không đặt tag trùng nhau để tránh sự nghèo nàn về chủ đề nội dung.
- Hãy sử dụng thẻ có nghĩa và có volume search.
- Không dùng quá nhiều tag trong 1 post.
- Không gắn thẻ tag trùng với key bài viết vì dễ bị tình trạng ăn thịt từ khóa.
Để tìm được các tag phù hợp với bài viết bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như: keywordshitter, keywordtool, Keywordtoolaz…
Khi sử dụng tag sẽ sinh ra nhiều danh mục khác nhau, tạo ra nhiều URL mới làm mọi người khó kiểm soát, ảnh hưởng đến quá trình SEO. Vì thế bạn cần cẩn thận khi sử dụng thẻ tag trong các bài viết.
Hỏi – đáp về thẻ tag trong SEO
Nên sử dụng bao nhiêu thẻ tag trong 1 bài viết?
Có nhiều yếu tố quyết định đến việc dùng bao nhiêu tag như: mục đích, nội dung bài viết, mức độ cạnh tranh của từ khóa…Với những bài post ngắn, tập trung vào chủ đề bài viết thì nên sử dụng 2 – 3 thẻ. Những bài viết dài, có nhiều nội dung bạn có thể sử dụng khoảng 4 – 5 tag.
Lỗi thường gặp khi sử dụng thẻ tag trong SEO là gì?
Với những người mới áp dụng tag trong SEO, thường sẽ gặp những lỗi sau:
- Chọn thẻ tag có nội dung gần giống nhau.
- Nhồi nhét tag trong bài viết.
- Sử dụng tag cho tất cả các trang.
Các danh mục thẻ tag lên TOP nhưng các trang chính không lên TOP thì phải làm sao?
Có nhiều SEOer muốn SEO danh mục tag cho website. Nhưng cũng có những người chỉ muốn SEO bài viết chính. Trong trường hợp này bạn hãy thiết lập tính năng noindex cho danh mục.
Tiếp đến thực hiện audit lại bài viết cần SEO và submit index để Google ghi nhận bài viết mới.
Như vậy idigi đã chia sẻ cho mọi người những thông tin cần thiết về thẻ tag trong SEO. Tin rằng qua bài viết này bạn sẽ biết cách sử dụng tag hợp lý, hỗ trợ cải thiện SEO web. Và đừng quên follow idigi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về marketing nói chung và SEO nói riêng.
TOP 11+ công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới bạn nên biết
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ với vài cú click chuột, bạn có thể truy cập kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Nhưng bạn có biết đâu là các công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới không? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây của idigi.
Công cụ tìm kiếm là gì?
Công cụ tìm kiếm (Search Engine) là một phần mềm cho phép mọi người tìm kiếm và đọc các thông tin có trong phần mềm đó, trên một website, tên miền hay toàn bộ internet.
Chức năng chính của công cụ tìm kiếm là thu thập, tổ chức và hiển thị các kết quả phù hợp với từ khóa hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào ô tìm kiếm. Các công cụ này sử dụng nhiều thuật toán phức tạp để đánh giá và xếp hạng các trang web dựa trên tính liên quan, chất lượng của nội dung. Từ đó cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác và hữu ích cho người dùng.
Xem ngay: Dịch vụ SEO từ khoá tại idigi – Cam kết lên TOP 1000+ từ khoá
List 11+ công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới hiện nay
Công cụ tìm kiếm phổ biến nhất, nhiều người biết – Google
Google là một trong những công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới (với hơn 90% thị phần). Được ra mắt vào năm 1998, Google đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người dùng trên khắp thế giới
Công cụ Google không chỉ cung cấp kết quả tìm kiếm văn bản mà còn cung cấp hình ảnh, video, tin tức, bản đồ và nhiều dịch vụ trực tuyến khác. Đặc biệt, Google còn cung cấp các công cụ như: Gmail, Google Drive…tạo ra hệ sinh thái trực tuyến cho người dùng.
Bing
Đây là công cụ tìm kiếm được phát triển bởi Microsoft, có độ phổ biến thứ hai trên thế giới sau Google, với thị phần khoảng gần 7%. Người dùng có thể truy cập Bing thông qua trình duyệt web hoặc ứng dụng di động trên các thiết bị chạy hệ điều hành Windows, iOS và Android.
Bing hoạt động tương tự như Google Search: sử dụng các bot để thu thập dữ liệu từ trang web trên Internet, lập chỉ mục dữ liệu và trả về kết quả tìm kiếm cho người dùng.
Yahoo
Yahoo Search là công cụ tìm kiếm được phát triển bởi Yahoo. Đây từng là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới, nhưng hiện nay chỉ còn là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ ba sau Google và Bing.
Công cụ Yahoo không chỉ cung cấp kết quả tìm kiếm thông thường, mà còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích khác như: xem thông tin thời tiết, kết quả thể thao, lịch trình giá chứng khoán và nhiều dịch vụ khác trên cùng một giao diện. Điều này giúp tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng và cung cấp tổng quan nhiều vấn đề có thể họ quan tâm.
Công cụ tìm kiếm trên internet ở Trung Quốc – Baidu
Baidu được ra mắt thị trường vào năm 2000. Đây là công cụ tìm kiếm có vị thế cao nhất ở Trung Quốc (vượt qua cả Google) và vẫn đang có sự gia tăng ổn định về lượng người truy cập.
Mặc dù chỉ phổ biến ở Trung Quốc nhưng công cụ vẫn được đánh giá cao vì có giao diện trực quan, nhiều kết quả tìm kiếm và đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, Baidu còn được kiểm duyệt bởi chính phủ, tạo ra nguồn thông tin chất lượng cho người dân.
Yandex
Là một công cụ tìm kiếm được phát triển bởi Yandex, một công ty công nghệ lớn của Nga. Yandex được xem như đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Google tại thị trường Nga và một số quốc gia lân cận.
Yandex cung cấp các tính năng tùy chỉnh và bộ lọc để cải thiện chất lượng tìm kiếm của người dùng. Bạn có thể sử dụng các bộ lọc để hạn chế kết quả tìm kiếm theo loại tài liệu, ngôn ngữ, quốc gia và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên Yandex chỉ có thể cung cấp thông tin chính xác nhất bằng ngôn ngữ Nga, vẫn có nhiều hạn chế cho ngôn ngữ khác, điển hình là tiếng Việt.
DuckDuckGo
Năm 2008, DuckDuckGo được thành lập bởi Gabriel Weinberg. Sau đó, nhanh chóng trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến trên thế giới, với hơn 100 triệu lượt truy vấn mỗi ngày. Công cụ này hiện có sẵn trên nhiều nền tảng, bao gồm trình duyệt web, thiết bị di động và máy tính để bàn.
DuckDuckGo đã ưu tiên quyền riêng tư, không theo dõi người dùng và không lưu trữ lịch sử tìm kiếm. Nhờ điểm khác biệt này mà DuckDuckGo trở thành một lựa chọn thay thế Google, dành riêng cho những người quan tâm đến việc bảo vệ thông tin cá nhân.
Ask.com
Ask.com (trước đây được biết đến với tên gọi Ask Jeeves) là một công cụ tìm kiếm trả lời dạng câu hỏi, phù hợp cho những người muốn tìm kiếm thông tin nhanh chóng, ngắn gọn.
Tuy nhiên, nếu cần một công cụ tìm kiếm toàn diện và chính xác hơn, Google vẫn là lựa chọn tốt nhất.
Công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới – AOL Search
AOL Search được ra mắt vào năm 1994, ban đầu có tên là NetFind. Đây từng là công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt web AOL Explorer. Đến năm 1996 AOL mua lại công ty tìm kiếm GNN và đổi tên NetFind thành AOL Search.
AOL Search phù hợp với những người dùng tìm kiếm cơ bản, không cần những tính năng nâng cao. Tuy nhiên AOL không còn được phát triển và cập nhật thường xuyên nên một số thông tin đã không còn đúng với thời đại.
Yippy
Là một công cụ tìm kiếm siêu dữ liệu được phát triển bởi Vivisimo, ra mắt vào năm 2004. Yippy hoạt động bằng cách nhóm các kết quả tìm kiếm thành cụm theo chủ đề, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin liên quan.
Yippy hiện đang tập trung phát triển ở thị trường Mỹ, thích hợp cho những người muốn tìm kiếm thông tin chuyên sâu hoặc muốn khám phá Deep Web
Contextual Web Search
Trong các công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới không thể không kể đến Contextual Web Search. Công cụ này được phát triển bởi Google AI, sử dụng trí tuệ nhân tạo để xác định ngữ cảnh của truy vấn mà người dùng tìm kiếm và cung cấp kết quả phù hợp.
Sự ra mắt của Contextual Web Search mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Tuy nhiên công cụ này vẫn đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện hơn.
Công cụ tìm kiếm phổ biến của Việt Nam – Cốc Cốc
Là người Việt Nam chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ với Cốc Cốc. Công cụ này được phát triển vào năm 2013 và ngày càng phát triển. Tính đến đầu năm 2024, Cốc Cốc có trên 30 triệu người dùng trên nền tảng di động và máy tính.
Cốc Cốc được đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích cho người dùng Việt Nam. Vì đã cung cấp các tính năng phù hợp với nhu cầu của người dùng Việt Nam và có khả năng xử lý tiếng Việt tốt.
Như vậy idigi đã chia sẻ cho mọi người TOP 11+ công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới trên internet. Nếu bạn còn muốn biết thêm điều gì về SEO cũng như các vấn đề liên quan, hãy comment để idigi giải đáp sớm nhất có thể.
Xem thêm: Google Tag Manager là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng GTM
Link nofollow là gì? Cách kiểm tra, sử dụng link nofollow hiệu quả
Trong bài viết trước Idigi đã giới thiệu với mọi người về thuộc tính dofollow của liên kết. Tiếp đến, bài viết này Idigi sẽ chia sẻ với mọi người link nofollow là gì? Vai trò, cách dùng link này.
Link nofollow là gì?
Nofollow là loại siêu liên kết có thuộc tính rel=”nofollow” trong mã HTML. Khác với liên kết dofollow, giá trị của link nofollow yêu cầu Google không chuyển sức mạnh từ trang này sang trang được liên kết.
Các liên kết nofollow có thuộc tính rel được đặt trong thẻ đường dẫn với dạng cơ bản là rel=”nofollow”. Khi thẻ đường dẫn chứa thuộc tính này, đồng nghĩa với việc bot của Google sẽ ghi nhận liên kết không được đảm bảo an toàn. Nói cách khác, link nofollow không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng SEO của trang web.
Xem ngay: Dịch vụ SEO website idigi – Cam kết chuyển đổi cho khách hàng
Vai trò của nofollow link trong SEO
Mặc dù không tác động trực tiếp đến Page Rank nhưng link nofollow vẫn là một phần không thể thiếu trong SEO, mang đến nhiều lợi ích như:
- Chống spam: giúp ngăn chặn việc spam backlink trong phần bình luận, bài đăng trên mạng xã hội…từ đó bảo vệ website khỏi các hành vi gian lận SEO.
- Bảo vệ uy tín trang web: tránh liên kết đến các trang web không uy tín hoặc có nội dung xấu, bảo vệ uy tín và giá trị của website bạn.
- Kiểm soát SEO: kiểm soát việc truyền sức mạnh đến các trang web. Bạn có thể sử dụng nofollow link để ưu tiên truyền sức mạnh đến các trang web quan trọng trong website của bạn.
- Tăng lượng truy cập: mặc dù không truyền sức mạnh nhưng link nofollow vẫn mang lại lượng truy cập nhất định cho trang web được liên kết.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: nofollow link giúp bạn cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt hơn bằng cách liên kết đến các trang web hữu ích và có liên quan.
Cách kiểm tra link nofollow
Có nhiều cách để bạn kiểm tra liên kết có phải mang thuộc tính nofollow hay không. Dưới đây là 3 cách điển hình được nhiều SEOer áp dụng:
Kiểm tra mã nguồn trang web
- Nhấn Ctrl + U (trên Windows) hoặc Command + Option + U (trên Mac) để mở mã nguồn trang web.
- Tìm kiếm từ khóa “nofollow”. Nếu bạn thấy thuộc tính rel=”nofollow” trong thẻ <a> của liên kết, thì liên kết đó là nofollow.
Ví dụ đoạn HTML của link nofollow:
<a href=”https://idigi.vn/” rel=”nofollow”>This is a nofollow link</a>
Sử dụng tiện ích mở rộng sẵn có của trình duyệt
Có nhiều tiện ích mở rộng của trình duyệt miễn phí giúp bạn xác định liên kết nofollow, ví dụ: Nofollow, SEOquake, Check My Links…Dưới đây idigi sẽ hướng dẫn cách cài đặt và kiểm tra link nofollow bằng SEOquake.
- Truy cập vào tiện ích mở rộng trên trình duyệt Chrome. Nhập “SEOquake” trong ô tìm kiếm.
- Chọn Thêm tiện ích vào trình duyệt để sử dụng. Tiếp đến mở phần cài đặt (biểu tượng hình bánh răng cưa) của tiện ích rồi tick vào nút Highlight nofollow.
- Mở trang web có liên kết cần kiểm tra thuộc tính. Nếu liên kết có đường thẳng gạch ngang thì đó là link nofollow, ngược lại là dofollow.
Trong trường hợp bạn kiểm tra thuộc tính liên kết liên tục, SEOquake có thể không cập nhật kịp dẫn đến sai sót. Vậy nên bạn hãy tắt rồi bật lại tiện ích này để có kết quả chính xác nhất.
Kiểm tra link nofollow bằng các công cụ trực tuyến
Có một số công cụ trực tuyến miễn phí có thể giúp bạn kiểm tra liên kết nofollow, ví dụ:
- https://smallseotools.com/website-link-analyzer-tool/
- https://www.linkresearchtools.com/kb/link-juice/
Bạn chỉ cần nhập URL trang web vào công cụ. Tiếp đó chờ công cụ kiểm tra, danh sách các nofollow link sẽ được hiển thị chính xác.
Hướng dẫn sử dụng link nofollow hiệu quả trong SEO
Sử dụng link nofollow cho các liên kết không quan trọng
- Liên kết đến các trang web spam: nên sử dụng link nofollow cho các liên kết đến các trang web spam hoặc có nội dung độc hại.
- Link đến các trang web không liên quan: cài đặt thuộc tính nofollow cho các liên kết đến các trang web không cùng nội dung với trang web của bạn.
- Liên kết đến các trang web nội bộ không quan trọng: nên sử dụng link nofollow cho các liên kết đến các trang web nội bộ không quan trọng, ví dụ như trang liên hệ, trang giới thiệu công ty…
Sử dụng nofollow link cho các liên kết được trả tiền
Bạn hãy sử dụng link nofollow cho các liên kết được trả tiền, ví dụ như các liên kết quảng cáo, guest post. Việc sử dụng link no cho các liên kết này sẽ giúp Google hiểu rằng đây là các liên kết được trả tiền và bạn không cam kết về chất lượng của các website đó.
Dùng thuộc tính nofollow trong phần comment
Chọn thuộc tính nofollow cho các liên kết được đăng trong phần bình luận của trang web. Điều này giúp ngăn chặn các spammer sử dụng phần bình luận để quảng bá website.
Tỉ lệ link dofollow và nofollow trong backlinks
Backlinks là yếu tố quan trọng giúp cải thiện thứ hạng website. Việc kết hợp giữa link do và no cách phù hợp sẽ tạo ra hệ thống backlinks chất lượng. Tỷ lệ nofollow và dofollow trong backlink là 3:7, cứ 3 link no sẽ có 7 link do.
Như vậy idigi đã giải đáp cho mọi người link nofollow là gì cũng như chia sẻ các thông tin liên quan. Tin rằng sau bài viết bạn sẽ biết cách áp dụng link dofollow và nofollow hợp lý để cải thiện website. Và đừng follow idigi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về SEO.
Link dofollow là gì? Sử dụng link do để tăng thứ hạng SEO
Liên kết là một phần không thể thiếu trong SEO. Thông thường các liên kết sẽ được chia thành 2 thuộc tính là nofollow và dofollow. Trong bài viết này Idigi sẽ giúp bạn giải đáp link dofollow là gì? cũng như chia sẻ cách hoạt động, ứng dụng của loại link này.
Link dofollow là gì?
Link dofollow là loại liên kết có thuộc tính rel=”dofollow” trong mã HTML. Khi Googlebot gặp dofollow link sẽ theo dõi liên kết đó và truy cập trang vào web được trỏ đến. Từ đó giúp thu thập và lập chỉ mục của trang đích. Đồng thời tạo tín hiệu tích cực để Google đánh giá thứ hạng website.
Tuy nhiên nếu link dof có nguồn gốc từ website xếp hạng thấp truyền đến sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến trang cần SEO. Vì thế bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng link dof cho website của mình.
Xem ngay: Dịch vụ SEO website tại idigi – Cam kết lên TOP bền vừng
Tầm quan trọng của link dofollow trong SEO
Link dofollow đóng vai trò vô cùng quan trọng trong SEO, ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Cụ thể:
Truyền tải “sức mạnh” và uy tín:
- Khi bot Google gặp link dofollow sẽ đi theo liên kết đó và truyền tải “sức mạnh” từ trang web này sang trang web được trỏ đến.
- Việc sở hữu nhiều backlink dofollow chất lượng từ các trang web uy tín sẽ giúp website của bạn được Google đánh giá cao hơn, từ đó tăng TrustRank (chỉ số tin cậy) và PageRank (chỉ số xếp hạng).
- Cải thiện thứ hạng website: backlink dofollow là yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Việc sở hữu nhiều backlink dofollow chất lượng sẽ giúp website của bạn:
- Tăng độ liên quan: Google đánh giá website có nhiều liên kết liên quan đến chủ đề chính sẽ có nội dung chất lượng cao, từ đó tăng thứ hạng website.
- Tăng độ phổ biến: backlink dofollow giúp website được nhiều người biết đến hơn, thu hút traffic tự nhiên và tăng thứ hạng website.
Đa dạng hóa nguồn traffic: backlink dofollow giúp bạn thu hút traffic từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ phụ thuộc vào các kênh SEO truyền thống như SEO từ khóa hay content marketing. Việc đa dạng hóa nguồn traffic sẽ giúp website của bạn:
- Giảm thiểu rủi ro: Nếu một kênh SEO gặp vấn đề, website của bạn vẫn có thể thu hút traffic từ các kênh khác.
- Tăng hiệu quả SEO: Việc kết hợp nhiều kênh SEO sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả SEO tối ưu.
Cách kiểm tra dofollow link
Để biết một liên kết bất kỳ có phải là link do hay không, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Kiểm tra mã nguồn HTML
- Mở trang web bạn muốn kiểm tra bằng trình duyệt Chrome hoặc Firefox.
- Nhấp chuột phải vào liên kết bạn muốn kiểm tra và chọn “Kiểm tra” (Inspect).
- Tìm đến thẻ a chứa liên kết.
- Kiểm tra thuộc tính rel. Nếu thuộc tính rel có giá trị là dofollow, thì liên kết đó là dofollow.
Ví dụ mã nguồn HTML của link do:
<a href=”https://idigi.vn/” rel=”dofollow”>This is a dofollow link</a>
Sử dụng tiện ích SEOquake
- Truy cập vào cửa hàng Chrome rồi tìm tiện ích SEOquake.
- Thêm tiện ích vào trình duyệt.
- Tìm đến mục Cài đặt của SEOquake (hình bánh răng cưa) -> tick chọn mục Highlight nofollow.
Như vậy nếu link nào là link nofollow sẽ có dấu gạch ngang trên anchor text hoặc link trần. Những link không có dấu gạch ngang là link do. Trong một số trường hợp bạn sử dụng SEOquake lâu sẽ dẫn đến tình trạng tiện ích không kịp phân tích link do/no. Lúc này hãy tắt tiện ích đi rồi bật lại sẽ cho bạn kết quả chính xác nhất.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Có nhiều công cụ SEO có thể giúp bạn kiểm tra dofollow link, ví dụ như: Ahrefs, Semrush, Majestic…
Các công cụ này cho phép bạn nhập URL trang web bạn muốn kiểm tra và sẽ hiển thị danh sách tất cả các liên kết trên trang web đó, bao gồm cả thông tin về thuộc tính rel.
Hướng dẫn sử dụng link dofollow hiệu quả
Mặc dù link dofollow truyền sức mạnh trực tiếp cho website nhưng bạn không nên lạm dụng sử dụng 100% backlink là link do (dễ bị Google cho là spam). Mà bạn cần kết hợp sử dụng link nofollow. Tỉ lệ link do và no là 70 – 30. Nghĩa là cứ có 7 link do thì sẽ có 3 link no.
Với những link trỏ ra bên ngoài (external link) bạn không nên để thuộc tính dofollow, tránh tình trạng sức mạnh website bị truyền ra bên ngoài. Nên để thuộc tính nofollow cho tất cả external link.
Trên đây là toàn bộ thông tin về link dofollow là gì. Hãy đón đọc bài tiếp theo của Idigi để tìm hiểu về link nofollow. Và nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về SEO hãy comment để được giải đáp sớm nhất có thể.
Disavow link là gì? Hướng dẫn cách chặn link xấu, xoá URL trên Google
Nếu đã là SEOer chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ disavow link. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy nên trong bài viết dưới đây Idigi sẽ giải đáp cho mọi người disavow link là gì? Cũng như chia sẻ các vấn đề liên quan.
Disavow link là gì?
Disavow link (hay còn được biết đến là Google Disavow Backlink) là công cụ hỗ trợ quản trị website có sẵn trong Google Search Console, cho phép người dùng từ chối hoặc loại bỏ các liên kết xấu trỏ về trang. Từ đó giúp trang tránh được các hình phạt từ Google đối với các backlinks không chất lượng.
Google Disavow được biết đến từ tháng 10/2012 tuy nhiên các SEOer vẫn chưa thực sự quan tâm và hiểu rõ về công cụ này. Chỉ đến khi Google update và cho ra các thuật toán liên quan Disavow mới thực sự được chú trọng.
Thuật toán mới nhất của Google với Disavow link
Với thuật toán mới nhất của Google (Google Penguin 4.0) không còn áp dụng các hình phạt trực tiếp đối với backlinks kém chất lượng trên trang web. Thay vào đó, thuật toán sẽ bỏ qua hoặc giảm giá trị của các liên kết spam. Từ đó làm cho vị trí của trang web trong kết quả tìm kiếm có thể sẽ thay đổi.
Quy trình như sau: Google sử dụng thuật toán để xử lý các yêu cầu Disavow link từ quản trị viên website. Thuật toán này sẽ xem xét các yếu tố sau:
- Chất lượng của backlink: Google sẽ đánh giá mức độ “xấu” của backlink dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm: nguồn gốc, nội dung và anchor text.
- Số lượng backlink: Bot sẽ xem xét số lượng backlink bạn disavow so với tổng số backlink của website.
- Lý do disavow: Ví dụ, bạn disavow vì backlink là “xấu” hay vì bạn không muốn liên quan đến website nguồn?
Sau khi xem xét các yếu tố trên, Google sẽ quyết định có nên bỏ qua các backlink bạn disavow hay không.
Tuy nhiên bạn không được lạm dụng backlinks, sử dụng liên kết đến trang cách bừa bãi. Vì nếu website có nhiều backlinks bất thường thì vẫn phải đối mặt với hình phạt từ Google.
Khi nào thì nên sử dụng Google Disavow Backlink
Nên sử dụng Disavow link khi bạn nhận thấy rằng trang web của mình đang gặp vấn đề với các liên kết không mong muốn, không tự nhiên hoặc có thể gây ảnh hưởng xấu đến hiệu suất SEO của trang web. Dưới đây là một số tình huống khi nên cân nhắc sử dụng Disavow Link:
- Khi phát hiện các liên kết spam: backlinks từ các trang web không uy tín, chỉ số spam score cao có thể gây hại đến độ trust của trang web. Trong trường hợp này, Disavow Link sẽ giúp site loại bỏ các liên kết xấu khỏi sự đánh giá của Google.
- Khi phát hiện các backlinks bất thường: các liên kết bất thường hay gặp là tình trạng bị đối thủ bắn link bẩn. Lúc này SEOer phải sử dụng Google Disavow Backlink để hạn chế link xấu.
- Khi nhận được thông báo từ Google về các vấn đề liên quan đến liên kết: Google sẽ gửi thông báo về trang web nếu có vấn đề bất thường về backlinks hoặc hiệu suất SEO bị giảm nghiêm trọng.
Việc sử dụng Disavow link phải được thực hiện cẩn thận và đúng đắn để tránh loại bỏ nhầm các backlinks có ích cũng như ảnh hưởng đến trang.
Xem ngay: Dịch vụ SEO từ khoá tại Idigi – Cam kết lên TOP 1000+ từ khoá
Hướng dẫn cách chặn link xấu – disavow link
Để biết cách chặn các backlink xấu bằng Google Search Console, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Xác định các backlink “xấu”
- Sử dụng Google Search Console để xem danh sách backlink trỏ về website tại mục Liên kết
- Phân tích các backlink và xác định những backlink “xấu” dựa trên các yếu tố như: chất lượng website nguồn, nội dung và anchor text của backlink, mức độ liên quan đến website…
- Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các công cụ SEO để hỗ trợ việc phân tích backlink như Ahrefs, SEMrush, Moz…
Bước 2: Tạo file disavow
- Tạo file văn bản .txt với định dạng UTF-8 hoặc 7-bit ASCII.
- Mỗi dòng trong file ghi lại một backlink hoặc tên miền cần disavow.
- Có thể sử dụng các công cụ SEO để hỗ trợ việc tạo file disavow.
Bước 3: Tiến hành Disavow link trên Google Search Console
- Truy cập Google Search Console (GSC)
- Chọn website bạn muốn disavow backlink.
- Mở tab “Liên kết”.
- Nhấp vào “Công cụ Disavow”.
- Chọn “Tải lên tệp disavow”.
- Chọn file disavow bạn đã tạo ở bước 1.
- Nhấp vào “Gửi”.
Những lưu ý cần nhớ khi disavow backlink
Công cụ Google Disavow Backlink như con dao 2 lưỡi, nếu bạn thực hiện đúng cách sẽ cải thiện tình trạng website, tránh bị án phạt của Google. Nhưng nếu không cẩn thận sẽ làm tình trạng web xấu hơn.
Sau đây là một số lưu ý cần nhớ khi thực hiện chặn backlink bẩn:
- Disavow link không phải là cách xóa backlink. Các link vẫn sẽ tồn tại trên internet, nhưng Google sẽ không xem xét khi đánh giá website
- Chỉ disavow khi bạn thực sự chắc chắn rằng backlink đó là “xấu”.
- Loại từng backlink hoặc tên miền, không loại bỏ toàn bộ website.
- Không nên loại bỏ số lượng lớn backlink bẩn cùng lúc vì dễ làm Google đánh spam. Bạn hãy thực hiện từ từ để loại bỏ toàn bộ link rác.
- Sử dụng định dạng file disavow chính xác
- Sau khi chặn backlink xấu xong cần theo dõi tình trạng web để có những hành động phù hợp.
Qua bài viết trên, Idigi tin rằng bạn đã biết Disavow link là gì cũng như cách thực hiện chặn backlinks bẩn cho website. Nếu bạn còn gì thắc mắc hay trang web gặp vấn đề nào hãy để lại comment để được Idigi giải đáp sớm nhất có thể.
Tool ép index url là gì? Bật mí 4 công cụ index backlink lên Google
Bạn tạo entity cho website nhưng các link chậm index hoặc tỉ lệ index thấp? Bạn đi backlink cho bài viết nhưng các URL không được lập chỉ mục? Vậy hãy xem ngay TOP 4 tool ép index url dưới đây – cánh tay hỗ trợ đắc lực của các SEOer trong vấn đề đưa link lên công cụ tìm kiếm.
Tool ép index URL là gì?
Công cụ ép index URL là phần mềm/dịch vụ trực tuyến được phát triển để giúp các liên kết được các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing…) lập chỉ mục nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trang được index sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của các công cụ search engine khi người dùng tìm các từ khóa liên quan.
Nguyên lý hoạt động cơ bản: các tool sẽ gửi yêu cầu đến công cụ tìm kiếm để thông báo về sự tồn tại của trang web mới hoặc link mới. Điều này giúp tăng tốc quá trình index và giúp entity/backlink của bạn được hiển thị nhanh chóng trong kết quả tìm kiếm, tăng khả năng tiếp cận của người dùng và tăng lưu lượng truy cập.
Xem ngay: Dịch vụ SEO website Idigi – Cam kết lên TOP 1000+ từ khoá
Lợi ích khi sử dụng công cụ index
Các tool ép index URL hỗ trợ rất lớn cho SEOer, mang lại nhiều lợi ích cho website. Cụ thể:
- Tăng tốc độ index link: nếu không sử dụng công cụ index, các entity hoặc backlink sẽ mất nhiều thời gian để Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục. Trong một số trường hợp, những link đó còn không được index. Tuy nhiên khi sử dụng tool index, Google chỉ mất khoảng 3 – 7 ngày để lập chỉ mục các trang được yêu cầu.
- Tăng traffic cho website: khi các trang web được index sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, thu hút nhiều người dùng truy cập. Từ đó làm tăng trưởng lưu lượng truy cập cho website.
- Cải thiện thứ hạng SEO: entity, backlink được index giúp Google hiểu hơn về website, có những đánh giá xếp hạng cao hơn khi có người tìm kiếm. Bên cạnh đó còn tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
TOP 4 tool ép index url, index backlink
SinByte Tool
Seo Sinbyte là công cụ hỗ trợ quá trình ép index URL hàng đầu hiện nay. Mặc dù mới ra mắt thị trường từ tháng 6/2021 nhưng đã được nhiều SEOer tin dùng. Sau quá trình trải nghiệm, có thể thấy SinByte tool có những ưu và nhược điểm sau:
Về ưu điểm:
- Giá tương đối vừa phải, phù hợp với nhiều đối tượng.
- Được check tình trạng index của backlink.
- Tool ép index nhanh chóng. Thông thường đạt khoảng 80% trong 24 giờ submit link.
Về hạn chế: quá trình kiểm tra tình trạng index hơi chậm. Tuy nhiên nếu chỉ làm cá nhân, check vài trăm link/ngày thì không đáng lo ngại.
Tổng quan: 9.5/10 điểm.
Công cụ index entity, backlink Larindex
Đây là tool giúp lập chỉ mục url được phát triển bởi Huỳnh Tòng. Nhìn chung công cụ dễ sử dụng, tỉ lệ index ở mức ổn. Larindex có một số ưu điểm và hạn chế sau:
Về ưu điểm:
- Chi phí rẻ, phù hợp cá nhân đang học làm SEO.
- Thiết kế giao diện đẹp mắt, dễ dùng.
- Có tính năng check index, resubmit thích hợp cho người hay check link.
Về hạn chế: tỉ lệ lập chỉ mục cho lần đầu chỉ khoảng 40 – 50%, phải submit lại lần 3 mới trên 80%. Tuy nhiên chi phí rẻ nên mọi người không cần quá lo lắng khi phải submit lại.
Tổng quan: 8/10 điểm.
Công cụ Resys submit backlink
Reys index là tool ép index URL lên Google nhanh, ổn định. Sau khi submit khoảng 3 – 5 phút, công cụ đã gọi Bot để truy cập vào URL. Tiếp đến Google sẽ đánh giá chất lượng nội dung để xếp hạng khi có người tìm kiếm.
Về ưu điểm:
- Quá trình lập chỉ mục nhanh, thường là 6 – 8h.
- Tỷ lệ index nhanh: trên 80% cho lần submit đầu tiên.
- Báo lỗi với người dùng khi link không được lập chỉ mục. Tiết kiệm thời gian cho mọi người, không phải check lại toàn bộ.
- Tính an toàn cao, có thể sử dụng để index web chính.
Về hạn chế:
- Bị giới hạn số link submit, mỗi lần chỉ index được tối đa 30 link. Sau đó phải chờ thêm 30 phút để thực hiện lần tiếp theo.
- Giá cao, 1.000VNĐ/URL.
Tổng quan: 8.5/10 điểm.
Tool index MCrawler
Công cụ MCrawler được phát triển bởi người Việt, phù hợp cho những ai đang làm dịch vụ về entity và backlink, cần index số lượng URL lớn. Tuy nhiên mọi người cần phải sử dụng tool cài code lên máy tính để dùng.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp, nhiều đơn vị đáp ứng được.
- Chạy nhiều dự án cùng lúc.
Hạn chế: chưa có tính năng check lập chỉ mục và submit lại.
Tổng quan: 7.5/10 điểm.
Như vậy Idigi đã chia sẻ cho mọi người 4 tool ép index url được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tin rằng qua bài viết này mọi người sẽ chọn được cho mình công cụ index Google phù hợp, hỗ trợ quá trình SEO hiệu quả.
Ý nghĩa các chỉ số AS DA DR TF trong SEO
Các chỉ số AS DA DR TF trong SEO là một trong những yếu tố đánh giá tình trạng website hiệu quả, giúp SEOer tối ưu web để nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Vậy ý nghĩa các chỉ số này là gì? Làm thế nào để cải thiện? Hãy cùng theo dõi chi tiết qua bài viết dưới đây của Idigi.
I. Các chỉ số cơ bản AS DA DR TF trong SEO
1. Chỉ số SEO cơ bản AS (Authority Score)
Authority Score là chỉ số được công cụ SEMrush sử dụng để đánh giá sức mạnh của một website hoặc một liên kết của một miền. Để đưa ra chỉ số này, SEMrush đã phân tích site dựa trên nhiều yếu tố như: số lượng và chất lượng của backlinks đến trang web, số lượng external links và một vài yếu tố khác. Chỉ số AS càng cao, website càng chất lượng.
Cách tính điểm AS:
- Ban đầu, thuật toán máy học sử dụng thông tin tìm kiếm tự nhiên, dữ liệu lưu lượng truy cập và thông tin về liên kết đến trang web để xác định các miền phổ biến và được tin cậy nhất trên internet.
- Ở thuật toán tiếp theo, SEMrush sẽ theo dõi cách mà một trang web xây dựng liên kết để đánh giá độ tin cậy tăng/giảm. Một số chỉ số được sử dụng ở thuật toán này là: referring domain, loại liên kết đến site (nofollow/ dofollow), số lượng outbound links, tổng backlinks…
Xem ngay: Dịch vụ SEO website hiệu quả, cam kết chuyển đổi tại Idigi
2. Điểm DA (Domain Authority)
Domain Authority là chỉ số đo lường sức mạnh website được phát triển bởi Moz nhằm dự đoán khả năng xếp hạng của một trang web trên kết quả của công cụ tìm kiếm (điển hình là Google). Điểm DA nằm trong khoảng 1 – 100, càng gần với 100 website càng được đánh giá cao.
Mặc dù công thức chính xác để tính toán DA không được Moz công bố công khai, nhưng có một số yếu tố chính được coi là ảnh hưởng đến điểm DA như:
- Chất lượng, số lượng của backlinks.
- Số lượng liên kết đến từ các domain khác nhau
- Độ tuổi tên miền
3. Điểm DR (Domain Rating)
Domain Rating (DR) là một chỉ số đánh giá chất lượng của trang web trong công cụ SEO Ahrefs. DR phản ánh sức mạnh của hồ sơ backlink so với các trang web khác dựa trên cơ sở dữ liệu của Ahrefs trên một thang điểm từ 0 đến 100. Đây được coi là một biến thể ít chi tiết hơn của chỉ số xếp hạng tổng thể của Ahrefs (AR).
Cách tính điểm DR:
Khi một tên miền có DR cao liên kết với ba tên miền khác nhau, “link juice” được chuyển đến các tên miền đó một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, Source Domain không chỉ chuyển “link juice” dựa trên DR mà còn phân phối sức mạnh của nó một cách đồng đều giữa các tên miền mà nó liên kết đến.
Điều này có nghĩa là một tên miền có DR cao liên kết với ba tên miền khác nhau sẽ có ảnh hưởng lớn hơn so với một tên miền có DR thấp liên kết với 1 triệu tên miền khác.
4. Chỉ số TF (Trust Flow)
Trust Flow là chỉ số do Majestic phát triển để đo lường mức độ đáng tin cậy của một trang web dựa trên chất lượng của các liên kết đến. Chỉ số TF đánh giá tổng thể chất lượng của các liên kết, sức mạnh của trang web và các hoạt động tương tự khác liên quan đến sự tin cậy của trang đó.
TF dao động trong khoảng 0 – 100, TF càng cao website càng được đánh giá cao. Ở Việt Nam, chỉ số TF thường ở mức 10 – 25 điểm.
II. So sánh các chỉ số AS DA DR TF trong SEO
Hãy cùng xem bảng so sánh dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về các chỉ số cơ bản của SEO:
Bài viết trên đã chia sẻ cho mọi người những thông tin liên quan đến các chỉ số AS DA DR TF trong SEO. Tin rằng mọi người sẽ dễ dàng cải thiện website sau khi hiểu chi tiết về các điểm đánh giá trang.
Xem thêm: Google ranking là gì? Các tiêu chí xếp hạng website của Google
Google tag manager là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng GTM
Bạn mất nhiều thời gian khi cập nhật thủ công các thẻ website? Bạn muốn quản lý, theo dõi hoạt động của trang web? Vậy Google tag manager (GTM) chính là giải pháp hoàn hảo cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu Google tag manager là gì? Nguyên lý, công dụng và cách hoạt động của công cụ này qua bài viết dưới đây.
I. Google tag manager là gì?
Google Tag Manager (GTM), còn được biết đến với tên gọi trình quản lý thẻ Tag, là một công cụ được phát triển và cung cấp bởi Google. Đây là nền tảng quan trọng trong việc quản lý các thẻ tag trên website, cho phép người dùng theo dõi và điều chỉnh các thẻ để đo lường và tối ưu hóa hiệu suất của các chiến dịch marketing.
GTM giúp quản lý hàng loạt thẻ, bao gồm các công cụ tối ưu trải nghiệm như: Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg…cũng như các nền tảng quảng cáo: Google Analytics, Google Ads, Facebook Ads.
Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể website tại Idigi – Cam kết gia tăng 200% khách hàng từ website
II. Nguyên lý hoạt động của GTM
Trước khi tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của Google tag manager hãy cùng đi tìm hiểu về các thành phần của công cụ này:
- Vùng chứa (container): mỗi trang web được đặt trong một vùng chứa đặc biệt và một vùng chứa có thể chứa nhiều Thẻ (Tag) khác nhau.
- Thẻ (tag): là một đoạn mã code. Cụ thể, nó là đoạn mã được sử dụng để thu thập thông tin hoặc theo dõi các hoạt động trên trang web.
- Trình kích hoạt (trigger): xác định các điều kiện để một thẻ hoạt động. Ví dụ, điều kiện để một Thẻ “Đơn hàng thành công” hoạt động có thể là khi trang “Xác nhận đơn hàng” được tải.
- Biến (variable): là bất kỳ thành phần nào của một phần tử trên trang web. Ví dụ: URL, ID…Những biến này cung cấp thông tin chi tiết hơn về trigger, giúp cho Google Tag Manager có thể kích hoạt thẻ một cách chính xác.
Nguyên lý hoạt động của GTM: khi trình kích hoạt xác định đủ điều kiện, GTM sẽ kích hoạt thẻ tương ứng.
Ví dụ: nếu bạn cài đặt mã Facebook Pixel, thẻ sẽ là đoạn mã code Facebook Pixel của bạn và Trigger có thể là hành động tải một trang bất kỳ trên website. Điều này có nghĩa là khi bất kỳ trang nào trên website của bạn được tải, GTM sẽ tự động kích hoạt đoạn mã Facebook Pixel, giúp thu thập thông tin và theo dõi các hoạt động trên trang đó.
III. Google tag manager để làm gì? Vai trò của GTM
Thông thường, khi bạn muốn triển khai một mã theo dõi phải gắn từng sự kiện vào từng trang đích theo mỗi chiến dịch marketing. Điều đó đòi hỏi sự can thiệp thủ công, thêm từng đoạn mã vào trang web. Tuy nhiên sẽ gây lãng phí tài nguyên lớn cho website, mất thời gian và công sức thực hiện.
Bên cạnh đó, việc gắn mã cũng đòi hỏi một mức độ kỹ năng lập trình nhất định để có thể tối ưu hóa hiệu quả. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc xây dựng một website thông qua bên thứ ba thường không mang lại sự hỗ trợ nhanh chóng khi cần phải triển khai các mã theo dõi mới.
Nhưng từ khi Google tag manager ra đời đã giải quyết được các vấn đề trên, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, theo dõi, tối ưu hiệu quả website.
III. Ưu điểm và hạn chế của Google tag manager
1. Ưu điểm
- GTM giúp mọi người dễ dàng triển khai các thẻ mà không phụ thuộc vào đơn vị phát triển web. Phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, còn hạn chế về kỹ thuật.
- Dễ dàng chỉnh sửa các tag, cải thiện tốc độ load website.
- Google tag manager có tính bảo mật cao, phải trải qua xác thực hai yếu tố mới có thể sử dụng.
- Sử dụng GTM miễn phí, không bị giới hạn số lượng.
2. Hạn chế
Điểm hạn chế duy nhất của GTM là giao diện hơi khó sử dụng. Nếu là người tiếp xúc lần đầu bạn cần dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về công cụ. Bạn có thể xem các video hướng dẫn chi tiết trên Youtube để hiểu hơn về GTM.
IV. Hướng dẫn cài đặt công cụ Google tag manager cho website
Để biết cách thêm GTM vào website, bạn hãy theo dõi phần hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Tạo tài khoản Google Tag Manager, đăng ký mới
- Truy cập trang web Google Tag Manager qua link: https://tagmanager.google.com.
- Nhấp vào “Tạo tài khoản”.
- Chọn loại tài khoản GTM phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.
- Nhập tên tài khoản và tên vùng chứa (container).
- Đồng ý với “Điều khoản dịch vụ và Chính sách bảo mật” của Google Tag Manager.
- Nhấp vào “Tạo”.
Bước 2: Thêm mã Google Tag Manager vào website
- Sao chép mã container Google Tag Manager.
- Mở website của bạn.
- Dán mã container vào phần <head> của trang web bạn muốn theo dõi.
Bước 3: Tạo thẻ (Tag) và trình kích hoạt (Trigger)
- Truy cập trang tổng quan Google Tag Manager.
- Nhấp vào “Thêm thẻ mới”.
- Chọn loại thẻ bạn muốn tạo.
- Cài đặt cấu hình thẻ theo hướng dẫn.
- Tạo trình kích hoạt cho thẻ.
- Lưu và xuất bản thẻ.
Bước 4: Kiểm tra và xác minh cài đặt
- Sử dụng chế độ xem trước Google Tag Manager để kiểm tra xem thẻ có hoạt động chính xác hay không.
- Sử dụng Google Analytics để xác minh dữ liệu được thu thập.
Như vậy Idigi đã trả lời câu hỏi: Google Tag Manager là gì cũng như chia sẻ về nguyên lý, vai trò, cách cài đặt công cụ này. Tin rằng qua bài viết mọi người sẽ hiểu thêm về GTM, dễ dàng ứng dụng vào trong quản lý, tối ưu website. Chúc mọi người thành công.
Xem thêm: Programatic SEO là gì? Lợi ích và các vấn đề thường gặp
Anchor text là gì? Tổng hợp thông tin về anchor text trong SEO
Có phải bạn đang lên kế hoạch SEO cho website của mình? Bạn muốn tìm cách tối ưu hoá trang web để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm? Vậy thì không thể bỏ qua anchor text – một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng website. Hãy cùng đi tìm hiểu anchor text là gì cũng như những vấn đề liên quan trong bài viết dưới đây của Idigi.
I. Anchor text là gì?
Anchor text (còn được biết đến là link label, link text, link title) là một từ hoặc cụm từ có liên kết với một URL khác. Đóng vai trò như “cầu nối” giữa các trang web, giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tìm kiếm thông tin.
Thông thường khi chuyển hướng đến trang khác bạn không biết được trang nói về nội dung gì. Nhưng nhờ có anchor text, bạn sẽ dễ dàng biết được tổng quan của URL sắp truy cập.
Các link title được làm nổi bật để người dùng dễ nhận biết. Thông thường sẽ có màu xanh hoặc được gạch chân bên dưới.
Xem ngay: Dịch vụ SEO từ khoá Idigi – Cam kết lên TOP 1000+ từ khoá
II. Vai trò của anchor text trong SEO
Link text là một yếu tố quan trọng trong SEO. Sử dụng hiệu quả sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng SEO, tăng lượng truy cập và nâng cao trải nghiệm người dùng. Cụ thể:
- Tăng thứ hạng SEO: Google sử dụng link text để hiểu nội dung của trang đích được liên kết. Bên cạnh đó, link text còn chứa từ khóa mục tiêu. Nếu mọi người biết tận dụng phù hợp, chính xác sẽ giúp Google đánh giá trang web cao hơn.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: các text link rõ ràng và mô tả chính xác nội dung trang đích sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin họ mong muốn.
- Tăng lượng truy cập: sử dụng anchor text hấp dẫn giúp thu hút người dùng nhấp chuột vào liên kết. Từ đó nâng cao lưu lượng truy cập và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
- Hình thành cấu trúc liên kết nội bộ: khi dùng link title trong liên kết nội bộ góp phần làm Google hiểu hơn về cấu trúc trang, dễ dàng thu thập và lập chỉ mục các bài viết mới.
III. Phân loại anchor text
Anchor text được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: cách sử dụng, mục đích, ngữ cảnh…Dưới đây là một số loại phổ biến của anchor text:
1. Theo mức độ liên quan đến từ khóa (keyword)
Anchor text chính xác: chứa từ khóa chính xác mà bạn muốn trang web xếp hạng. Ví dụ: “Dịch vụ SEO” cho trang web cung cấp dịch vụ SEO.
Anchor text đồng nghĩa: chứa từ đồng nghĩa hoặc biến thể của từ khóa mục tiêu. Ví dụ: “Dịch vụ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm” cho trang web cung cấp dịch vụ SEO.
Anchor text liên quan: chứa từ khóa liên quan đến chủ đề của trang đích. Ví dụ: “Cách tăng thứ hạng SEO” cho trang web cung cấp dịch vụ SEO.
2. Theo vị trí đặt link title
Trong tiêu đề: vị trí này gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến thứ hạng SEO. Link title trong tiêu đề nên chứa từ khóa chính xác mà bạn muốn trang web xếp hạng.
Trong nội dung: giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung của trang web. Với vị trí này bạn nên sử dụng text link đa dạng và mô tả chính xác nội dung của trang đích.
3. Theo loại liên kết
Trong liên kết nội bộ: giúp người dùng điều hướng trang web dễ dàng hơn. Bạn nên sử dụng anchor text mô tả chính xác nội dung của trang đích.
Trong liên kết ngoài: tăng độ tin cậy và uy tín của website. Nên sử dụng text link mô tả chính xác trang web được liên kết.
IV. Hướng dẫn tạo anchor text trên WordPress
Nếu bạn mới tiếp xúc với WordPress và chưa biết cách tạo anchor text như thế nào, vậy hãy cùng xem phần hướng dẫn sau:
- Bước 1: Truy cập vào trình soạn thảo văn bản trên WordPress và bôi đen phần văn bản cần chèn link.
- Bước 2: Chọn biểu tượng liên kết trên thanh công cụ -> nhập URL của trang web.
- Bước 3: Nhấn vào nút Chèn liên kết.
Chỉ với 3 bước đơn giản bạn đã dễ dàng tạo được anchor text cho bài viết của mình. Khi chèn URL xong bạn nên định dạng in đậm để anchor text được nổi bật, thu hút sự chú ý của người dùng.
Xem thêm: 6+ mô hình backlink giúp website lên TOP cao
V. Mật độ anchor text trong SEO
Mật độ anchor text là tỷ lệ phần trăm text link so với tổng số từ trong một trang web hoặc một bài viết. Mật độ này ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng SEO của trang web. Với kinh nghiệm SEO nhiều dự án thành công, Idigi gợi ý bạn mật độ anchor text như sau:
- Anchor text chính xác: 1% – 5%
- Anchor text chứa từ khóa phụ: 12% – 15%
- Anchor text chứa từ khóa chung: 10% – 15%
- Naked anchor text (link trần): 15%
- Partial match keywords (từ khóa khớp một phần): 12%
- Brand anchor text (có chứa tên thương hiệu): 35% – 40%
Bạn cần tìm hiểu chi tiết về các loại anchor text, mật độ, tình trạng web…để sử dụng link title cho hiệu quả. Hạn chế tình trạng lạm dụng anchor text dẫn đến spam bị Google phạt.
Như vậy Idigi đã trả lời cho bạn câu hỏi: anchor text là gì cũng như chia sẻ những thông tin liên quan. Mong rằng sau bài viết bạn sẽ tối ưu được anchor text cho website của mình, giúp cải thiện thứ hạng SEO của trang. Nếu bạn còn gì thắc mắc hãy để lại comment để được giải đáp sớm nhất.
11+ cách tối ưu hoá trải nghiệm người dùng website – tối ưu UI/UX
I. Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UI/UX là gì)?
Trải nghiệm người dùng (trong tiếng anh là User Experience, được viết tắt là UX) là cảm xúc, thái độ của một người khi sử dụng website, ứng dụng, sản phẩm nào đó. Khi tối ưu UX không chỉ bao gồm các tính năng, giao diện người dùng (User Interface – UI) mà còn nhiều khía cạnh khác như: kinh nghiệm, tình cảm, giá trị nhận được khi tương tác với website.
II. Tại sao cần tối ưu hoá trải nghiệm người dùng?
Tối ưu UI/UX là điều cần thiết đối với mỗi website, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển web. Dưới đây là một số lý do chính nên tối ưu trải nghiệm người dùng:
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: khi người dùng có trải nghiệm tốt với website/sản phẩm họ có nhiều khả năng thực hiện hành động mong muốn. Ví dụ như: mua hàng, đăng ký, sử dụng dịch vụ…
- Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng: nếu website mang lại trải nghiệm tốt sẽ nâng cao cơ hội khách hàng quay lại website, sử dụng website nhiều lần.
- Tăng mức độ hài lòng của người dùng: mọi người cảm thấy hài lòng, có thiện cảm với trang của bạn nếu cung cấp trải nghiệm tốt cho họ.
- Tăng thứ hạng SEO: UX/UI là yếu tố quan trọng để Google xếp hạng website. Nếu tối ưu được UX/UI, website sẽ cải thiện thứ hạng đáng kể.
- Tăng cơ hội cạnh tranh: trong thị trường cạnh tranh ngày nay, việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng là yếu tố quan trọng để giúp bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.
Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể Idigi – Cam kết chuyển đổi 200%
II. Quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng website
Thiết kế UX, UI trên website là một quy trình lặp đi lặp lại. Mọi người cần liên tục nghiên cứu – phân tích – thiết kế – phát triển – đánh giá – cải tiến website để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Một quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng gồm 5 bước chính sau:
- Bước 1: Nghiên cứu
Xác định mục tiêu: bạn cần xác định rõ mục tiêu của website, đối tượng người dùng mà bạn muốn hướng đến.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: tiến hành phân tích website của các đối thủ cạnh tranh để tham khảo thêm đồng thời xác định điểm mạnh, điểm yếu của họ.
Nghiên cứu người dùng: thực hiện khảo sát, phỏng vấn và thu thập dữ liệu về nhu cầu, hành vi và mong muốn của người dùng.
- Bước 2: Phân tích
Phân tích dữ liệu nghiên cứu: phân tích dữ liệu thu thập được để xác định các vấn đề cần giải quyết và có định hướng tối ưu trải nghiệm người dùng.
Tạo personas người dùng: xây dựng personas người dùng để mô tả chi tiết các nhóm đối tượng người dùng chính.
Lập sơ đồ hành trình khách hàng: lập sơ đồ để mô tả hành trình của người dùng từ khi truy cập website đến khi thực hiện hành động mong muốn.
- Bước 3: Thiết kế
Thiết kế giao diện: thiết kế giao diện website sao cho dễ sử dụng, dễ hiểu và thu hút người dùng.
Thiết kế kiến trúc thông tin: sắp xếp nội dung website logic và khoa học để người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết.
Thiết kế tương tác: tạo các tương tác giữa người dùng và website để mang lại trải nghiệm mượt mà và hấp dẫn.
- Bước 4: Thực thi
Lập trình website: phát triển website dựa trên thiết kế đã được phê duyệt.
Kiểm tra: thử nghiệm website để đảm bảo chức năng hoạt động tốt và không có lỗi.
- Bước 5: Đánh giá và cải thiện
Thu thập phản hồi người dùng: thu thập phản hồi từ người dùng để đánh giá hiệu quả của website đồng thời xác định các điểm cần cải thiện.
Phân tích dữ liệu website: dựa vào dữ liệu web để theo dõi hiệu quả hoạt động và xác định các điểm cần tối ưu hóa.
Cải tiến: tiếp tục cải tiến website dựa trên dữ liệu thu thập được và phản hồi của người dùng.
III. Hướng dẫn 11+ cách tối ưu hóa trải nghiệm người dùng hiệu quả
1. Tạo ấn tượng tốt cho người dùng từ lần đầu
Ấn tượng lần đầu gây ảnh hưởng rất lớn đến người dùng. Nếu website của bạn được thiết kế chỉn chu mọi thứ sẽ dễ dàng ghi điểm với mọi người từ đó chiếm được thiện cảm của người dùng, gây ấn tượng mạnh hơn về thương hiệu, tăng cơ hội người dùng quay lại trải nghiệm web cũng như sản phẩm/dịch vụ.
2. Sử dụng khoảng trắng
Khoảng trắng (hay còn gọi là white space), bạn có thể sử dụng cách bị động hoặc chủ động:
- Sử dụng khoảng trắng chủ động: tạo khoảng trống xung quanh các yếu tố quan trọng như tiêu đề, hình ảnh, nút CTA; dùng khoảng trắng để phân chia các phần nội dung khác nhau; khoảng trắng để tạo điểm nhấn cho các yếu tố quan trọng.
- Sử dụng khoảng trắng bị động: là sự giãn cách giữa các dòng, các đoạn văn trên website.
3. Tối ưu CTA
CTA là lời kêu gọi hành động, giúp bạn tối ưu hoá trải nghiệm người dùng trên website hiệu quả. Nên đặt CTA ở các vị trí dễ thấy, sử dụng màu sắc và font chữ nổi bật. Bên cạnh đó cần chú ý nội dung CTA, sử dụng các câu ngắn gọn, xúc tích, mang tính thúc đẩy hành động.
Ví dụ: Đăng ký ngay để nhận ưu đãi giảm giá 20%
Tải xuống miễn phí bản dùng thử 30 ngày
Mua ngay để nhận quà tặng miễn phí
4. Thiết kế website tương thích với nhiều thiết bị
Hiện nay, người dùng sử dụng nhiều thiết bị để truy cập internet vì thế bạn cần web có thể tương thích với các thiết bị khác nhau. Để đảm bảo dù người dùng có truy cập bằng thiết bị nào thì vẫn có trải nghiệm tốt nhất.
Một số phương pháp chính để thiết kế web linh hoạt, tương thích nhiều thiết bị như: Responsive design, Adaptive design, Fluid layout…Ngoài ra bạn cũng có thể điều chỉnh về hình ảnh, size chữ, kích thước các nút trên web…
5. Tối ưu tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng (UX) và SEO. Trang web tải chậm dễ làm người dùng mất kiên nhẫn, thoát trang, dẫn đến giảm tỷ lệ chuyển đổi và thứ hạng SEO.
Để kiểm tra tốc độ tải trang bạn hãy sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights hoặc Pingdom. Đồng thời xem gợi ý từ các công cụ này để cải thiện tốc độ load trang.
6. Tối ưu hoá trải nghiệm người dùng – Sử dụng content vừa đủ
Dù website có được thiết kế đẹp, trải nghiệm mượt mà nhưng content không được chú trọng thì cũng không thể thu hút người dùng. Vì thế bạn cần đầu tư nội dung, mang lại giá trị thiết thực cho người dùng. Nên sử dụng content ngắn gọn, đầy đủ thông tin, không lan man sang vấn đề khác.
7. Tạo hyperlink nổi bật
Hyperlink (hay còn gọi là siêu liên kết) là một liên kết được nhúng vào văn bản hoặc hình ảnh, cho phép người dùng truy cập nội dung khác khi nhấp vào. Bạn cần làm nổi bật những liên kết này để tăng tỉ lệ nhấp chuột của người dùng, cung cấp thông tin nhanh chóng khi họ có nhu cầu.
8. Sử dụng gạch đầu dòng
Người dùng có nhiều lựa chọn để tìm kiếm thông tin nên nếu bạn không cung cấp thông tin nhanh chóng sẽ không thể giữ chân người dùng. Vì thế bạn nên sử dụng gạch đầu dòng để làm nổi bật thông tin quan trọng, mọi người dễ dàng tìm kiếm khi truy cập website.
9. Khắc phục lỗi 404
Lỗi 404 là vấn đề gây ra bởi kỹ thuật, làm cho mọi người không thể truy cập đến trang mà họ mong muốn. Tuy nhiên nếu muốn tối ưu hoá trải nghiệm người dùng bạn cần khắc phục lỗi này.
Xem ngay: Lỗi 404 là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
10. Tối ưu hình ảnh trên trang
Bạn cần chọn hình ảnh bắt mắt, có độ sắc nét cao để thu hút người dùng. Bên cạnh đó cần đồng bộ về kích thước, chọn định dạng, thêm thông tin cho ảnh (tiêu đề, mô tả, chú thích…) để mang đến ấn tượng tốt cho người dùng.
11. Tạo sự thống nhất giữa các trang
Tạo sự đồng bộ giữa các trang là một yếu tố quan trọng để nâng cao trải nghiệm người dùng (UX) trên website. Khi người dùng di chuyển từ trang này sang trang khác, họ nên cảm nhận được sự liền mạch và dễ dàng sử dụng.
Một số yếu tố quan trọng cần có sự đồng bộ như: kích thước chữ, font chữ, màu sắc, khoảng cách giữa các dòng, các phần…
Trên đây là những thông tin chi tiết về tối ưu hoá trải nghiệm người dùng. Tin rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về điều này cũng như có thể cải thiện UX, UI trên website của mình. Chúc bạn thành công.